20 năm sau bạn sẽ vô cùng hối tiếc nếu chọn việc theo 10 yếu tố này



...Bạn có thể để lỡ những lựa chọn lớn nhất mà sau 20 năm nhìn lại sự nghiệp của mình, bạn sẽ thấy tự hào và hài lòng hoặc hối tiếc...

Bernard Marr là người có tầm ảnh hưởng toàn cầu, là chuyên gia về chiến lược, phân tích dữ liệu và kinh doanh hàng đầu....Ông là một trong những cây bút có tác phẩm bán chạy nhất (Best-Selling), diễn giả của Keynote Speaker.

Gần đây, ông đã cho ra mắt một bài tư vấn tuyệt vời về lựa chọn nghề nghiệp: “Những lựa chọn nghề nghiệp bạn sẽ hối tiếc trong 20 năm tới” (Career Choices You Will Regret In 20 Years).

Bernard Marr nói rằng khi bạn phải đối diện với những lựa chọn mang tính ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình về dài hạn, như “Tôi có nên tình nguyện cho dự án mới đó không?” “Tôi có nên yêu cầu tăng lương không?” “Tôi có nên thực hiện một kỳ nghỉ phép không?” “Tôi có nên nói ‘Có’ với việc làm thêm giờ không?”, bạn có thể để lỡ những lựa chọn lớn nhất mà sau 20 năm nhìn lại sự nghiệp của mình, bạn sẽ thấy tự hào và hài lòng hoặc hối tiếc.

20 năm sau bạn sẽ vô cùng hối tiếc nếu chọn việc theo 10 yếu tố này

Hãy kiểm tra một số lựa chọn nghề nghiệp mà chúng ta thường thực hiện, nhưng lại khiến ta vô cùng hối tiếc trong 20 năm sau.

1. Cố đóng vai là một người khác, điều làm bạn cảm thấy trống rỗng

Có thể bạn đang giả bộ là một người hâm mộ thể thao để gây ấn tượng với sếp; Bạn đang im lặng trước một vấn đề gì đó để giữ hòa khí; Hay cũng có thể bạn đang giả vờ rằng mình là chuyên gia trong một việc nào đó mà bạn không yêu thích.

2. Đưa ra quyết định chỉ dựa trên tiền bạc

Đưa ra quyết định chỉ dựa trên tiền bạc hầu như chưa bao giờ là một ý tưởng tốt. Chắc chắn việc chạy theo những con số thì cũng quan trọng, nhưng còn hàng tá các nhân tố khác bao gồm cả cảm giác của bản thân mà bạn cũng cần cân nhắc đến.

3. Nghĩ rằng bạn có thể thay đổi gì đó về công việc

Cũng như một mối quan hệ vậy, nếu bạn bước vào một công việc với suy nghĩ, “Đây sẽ là một công việc hoàn hảo chỉ khi…”. Đó chính là dấu hiệu báo động.

Trừ khi bạn tham gia với vai trò lãnh đạo, với vị trí cao cấp, ngoài ra bạn sẽ không thể thay đổi được những điều sai lầm từ trong nền tảng.

4. Ổn định

Bạn đã có một công việc OK, với mức lương OK, và lợi ích OK, nhưng những gì bạn thực sự muốn là…

Đừng hài lòng với chính mình khi chấp nhận một điều chỉ ở mức ‘OK’.

Đủ tin vào chính mình để bước tiếp sau những gì bạn xứng đáng, cho dù đó là một vị trí mới, tăng lương, hoặc là một cơ hội.

5. Làm việc 50, 60, 80 giờ/tuần

Nghĩ rằng mình phải làm việc thật nhiều, bởi vì đó là điều được mong đợi, bởi vì bạn cần tiền, hay bởi vì bạn muốn tạo một cái nhìn tích cực đối với sếp.

Không ai đến lúc lâm chung lại nói rằng, “Chúa ơi, con ước chi đã dành thêm nhiều thời gian để làm việc.”

6. Xếp bạn bè và gia đình sau cùng.

Thành công trong sự nghiệp nghĩa là có những người ủng hộ xung quanh bạn – thường thì những người này không phải là đồng nghiệp hay nhân viên, mà là bạn bè và gia đình của bạn.

Phá hỏng các mối quan hệ này, bạn có thể thấy thành công sự nghiệp của bạn không có ý nghĩa nhiều lắm.

7. Quản lý vi mô mọi thứ

Điều này không chỉ áp dụng cho cho đội ngũ và nhân viên, mà còn cho cả cuộc sống nói chung.

Nếu bạn quản lý chi tiết mọi thứ thay vì đôi khi để nó diễn ra một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy bản thân liên tục chiến đấu với sự lo lắng và làm quá nhiều.

8. Tránh mắc sai lầm

Nếu bạn đang tích cực tránh mắc sai lầm trong sự nghiệp, vậy thì bạn không chấp nhận rủi ro. Và như vậy thì bạn cũng sẽ không được tặng thưởng. Hãy cứ đón nhận rủi ro. Hãy cứ mắc sai lầm. Hãy sở hữu nó và học hỏi từ nó.

9. Chỉ nghĩ về bản thân mình

Chiến lược xây dựng quan hệ tốt nhất mà bạn có thể làm là tích cực tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác.

Nếu bạn luôn đặt bản thân và lợi ích của mình lên hàng đầu, bạn sẽ nhận ra rằng mình chẳng thể tiến xa được.

10. Không đánh giá hạnh phúc của riêng bạn

Một sự thật đáng buồn là con người vẫn thường tin rằng họ có thể trì hoãn hạnh phúc về sau, nhưng đôi khi “về sau” ấy lại không hề đến.

Hãy ưu tiên cho hạnh phúc hôm nay. Đó có thể là đổi việc khác, hoặc có thể chỉ là chọn lựa thái độ hạnh phúc hơn với công việc mà bạn đang có.

Đừng đánh lừa bản thân, hãy nói với chính mình những gì bạn thật sự muốn trong đời.

Theo DKN