23 tháng Chạp cúng lễ ông Công ông Táo phải trước 12h trưa vì lí do này

Cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là tục lệ quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời thường được tiễn ra vào từ ngày 22 tháng Chạp Âm lịch cho tới trưa 23. Trong đó thời gian được cho là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia chủ bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải “kịp giờ” để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Tuy nhiên theo các nhà chuyên gia, nhà nghiên cứu phong thủy cho rằng, theo quan niệm là như vậy nhưng nhiều người không có điều kiện thì cũng không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào đúng những giờ trên.Thay vào đó, gia chủ có thể cúng bắt đầu từ 23h đêm ngày 22 cho đến trước giờ Hợi (21h -23h) ngày 23 tháng Chạp.

23 tháng Chạp cúng lễ ông Công ông Táo phải trước 12h trưa vì lí do này

Vì sao phải cúng lễ ông Công ông Táo trước giờ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp?

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì việc cúng sai ngày chỉ được cái tâm mà không được linh ứng Phúc – Lộc – Thọ. Hàng ngàn đời nay, người phương Đông quy định ra thủ tục cúng lễ, giỗ, Tết vào các ngày đó từ giờ Tý đến giờ Hợi.

Việc cúng trước – cúng sai ngày – chính là chệch quỹ đạo (thời điểm Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất cùng ở trên một đường trục) thì tâm nguyện của gia chủ trong ngày đó không còn giá trị nữa.

Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “Mở cổng trời”. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “Cổng Trời” sẽ đóng, không mở, chình vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng được. Cũng theo các chuyên gia thì nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.

Phương tiện để Ông Công Ông Táo lên "chầu trời"?

Đó chính là Cá chép! Vì theo quan niệm dân gian Cá chép là loài cá duy nhất có khả năng vượt Vũ Môn để hóa Rồng.

23 tháng Chạp cúng lễ ông Công ông Táo phải trước 12h trưa vì lí do này

Vũ Môn là một vị trí có nhiều ghềnh thác trên Trường Giang, tức sông Dương Tử, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm thì cá chép ở các nơi lại quy tụ về đây để thi nhảy. Con cá nào vượt qua được 3 bậc của ghềnh thì sẽ hóa thành Rồng và có khả năng bay lên mây, lên trời.

Trong tín ngưỡng của người Việt, cá chép cũng được coi là biểu tượng của cha Lạc Long Quân, điều này được thể hiện rõ nhất trong câu ca dao cổ ở làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội:

Ðến ngày 23 tháng ba,

Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê,

Kinh Quản, Kinh Cự đề huề,

Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.

Hồ Tây là hồ Thầy, hồ Mặt trời lặn, hồ Lạc Long Quân. “Cá nhảy đi về trong mây” tức là cá hóa long chính là cá chép. Câu cá chép hóa rồng, cá vượt Vũ Môn cũng chỉ về sự học hành đỗ đạt, làm nên danh phận.

Ngoài ra, cũng còn do hình dáng của cá chép. Cá chép có râu, biểu tương của sự nam tính, của yếu tố Dương, Lửa. Theo Hán ngữ thì cá chép là “lí ngư” – cá lửa, cá chép màu đỏ. Như vậy, điều này cũng góp phần giải thích vì sao ông Công ông Táo lại cưỡi cá chép về trời và chúng ta cũng thường phóng sinh cá chép đỏ vào ngày 23 tháng Chạp.

Cách Sắm lễ cúng Ông Công Ông Táo:  

Mũ thổ công: Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy. Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ. Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có: - Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu... - Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén. - Ba cá chép sống. - Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.

Văn khấn cúng Ông Công Ông Táo:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :........................ Ngụ tại :..................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Lưu ý khi đi thả cá:

Nên thả bằng cách thả từ từ nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá chép có cơ hội sống. Thường ngoài thả cá chép, các gia đình cũng thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện.

Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi ni lông, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.

Theo phununews