4 loại 'khí' nguy hiểm cho sức khỏe bản thân, có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú

Tức giận người khác thực ra là hại bản thân mình, tức giận là nguồn gốc sinh ra mọi loại bệnh của con người, trong đó có ung thư vú.

4 loại 'khí' nguy hiểm cho sức khỏe bản thân, có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú

Có “4 loại khí” dẫn tới cơ thể chúng ta không khỏe mạnh, đều làm tổn hại tới nhũ hoa. Trong các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú, hơn một nửa là do ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực.

Bốn loại khí đó là gì?

1. Khí oán

Xuất phát từ sự bực dọc, oán giận.

2. Khí muộn

Thường xảy ra giữa hai vợ chồng, hai người khi tức giận là không ai chịu nhường ai, không ai thèm nói với ai, mặt mày u ám khó chịu, cả ngày không thấy “mặt trời”. Loại khí muộn này còn được gọi là “chiến tranh lạnh”, vô hình dung làm tổn hại tới sức khỏe. Loại khí muộn xảy ra giữa hai vợ chồng là thứ khí tổn thương tới sức khỏe nhất.

3. Khí đổ lỗi

Khí đổ hay còn gọi là đổ lỗi thường sinh ra khi mọi người không hài lòng hoặc bất mãn sinh ra. Mỗi người ai cũng có lúc xuất hiện loại khí này, chỉ là mức độ khác nhau. Về cơ bản, chẳng ai muốn thừa nhận rằng mình đã sai, mà luôn cố tìm một lý do nào đó để bảo vệ bản thân. Chuyện thì đã xảy ra rồi, cũng không thể quay ngược thời gian cho dù bạn có bày tỏ thái độ thế nào.

4. Khí nộ

Khí nộ sẽ để lại dấu tích khác nhau trên cơ thể.

Đối với những người nóng nảy, rất dễ nóng giận, bốc hỏa. Theo quy luật dưỡng sinh của ngũ hành, tức giận làm tổn thương tới gan, tức giận làm cho khí gan không được lưu thông, tức ngực, đau bên cạnh sườn. Loại tức giận này nếu không biết kiềm chế, sẽ có nguy hại lớn nhất. Sẽ để lại những vết tích trên cơ thể.

Tức giận một lần, là tự hủy hoại sức khỏe một lần, những bệnh do tức giận gây nên khác hoàn toàn so với những bệnh có nguyên nhân từ bên ngoài như cảm lạnh hay phong hàn, bởi nó trực tiếp tổn hại tới chức năng của ngũ tạng, làm bệnh khi đã phát tác càng nghiêm trọng hơn.

Nhìn vẻ bề ngoài, người nóng tính, người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng giận dữ, đa số thường bị hói đầu. Trường hợp nghiêm trọng còn làm cho đỉnh đầu biến thành hình chóp nhọn; ở mức độ nhẹ hơn, hai bên trán trở nên nhọn lại nhìn giống như hình chữ M.

Theo báo cáo của Los Angeles Times (Mỹ), những người hay tức giận dễ bị nám da, sự lão hóa của các tế bào não nhanh hơn ở những người khác. Phân tích từ góc độ của Trung y, khi tức giận, hỏa khí sẽ bốc lên đầu, làm đỉnh đầu phát hỏa, sinh ra rụng tóc. Nếu tức giận ở mức độ nghiêm trọng, có thể gây ra xuất huyết ở gan. Nếu huyết không thoát được ra, sẽ lưu lại trong gan, lâu dần sẽ hình thành khối u ở đó.

Khi tức giận sẽ làm nóng gan, sau đó sẽ ảnh hưởng tới phổi, một hậu quả rất nghiêm trọng của phổi nhiệt là mất ngủ. Người có khí huyết kém khí sẽ lắng xuống dưới, hình thành những cơn đau ở vùng bụng, làm người ta hiểu nhầm là có vấn đề ở dạ dày đại tràng.

Nếu cơn tức giận không giảm được xuống, ví dụ như cứ mãi để ấm ức khó chịu trong lòng, dần dần sẽ làm cho khí huyết trì trệ nghiêm trọng không được lưu thông ở vùng ngực và vùng bụng, rất có thể sẽ dẫn tới tăng sinh ở đầu nhũ hoa và ung thư vú, cũng có thể gây ra viêm loét dạ dày hành tá tràng, nghiêm trọng còn dẫn tới chảy máu dạ dày.

4 loại 'khí' nguy hiểm cho sức khỏe bản thân, có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú

Nóng giận mang đến nhiều bệnh hơn chỉ là nguy cơ ung thư vú (Ảnh: internet)

Mẹo nhỏ dưỡng sinh điều tiết thận khí thuận theo thời tiết:

Hãy giữ hai chữ vô vi: Sự việc chưa xảy ra, đừng nghĩ quá nhiều; sự việc đang xảy ra, đừng bận tâm quá; sự việc đã xảy ra, hãy để nó tự qua đi.

Thích ứng theo mùa: Mùa xuân sôi động, mùa hè nhẹ nhàng, mùa thu yên lặng, mùa đông ở ẩn. Hãy để tinh thần của mình thay đổi tùy vào ngoại cảnh bên ngoài.

Học cách kiềm chế cảm xúc: “Cố nhẫn một phút nóng giận, sẽ tránh được trăm ngày lo lắng”.

Phải có thú vui về tinh thần: Có thể là tận hưởng âm nhạc, cũng có thể là chăm sóc cây cảnh, hoa cỏ. Con người chỉ cần có thú vui tinh thần, sẽ làm tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, giảm đi những cơn tức giận không cần thiết.

Ngoài ra, những người dễ dàng bốc hỏa tức giận, cũng rất có thể bị mắc bệnh trầm cảm. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở nhóm người độ tuổi trên 60 tuổi dễ tức giận là từ 7% -10%, tỉ lệ phát các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường cao đạt tới 50%.

Những người như vậy, mỗi ngày hãy mỉm cười 3 phút, bởi mỉm cười có thể làm giảm mệt mỏi, giảm áp lực, giúp phổi mở rộng, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; hãy quên đi mọi phiền muộn 5 phút, nói với bản thân mình “Trên thế gian này thực ra không có gì khó khăn, chỉ tự mình cho là phức tạp rắc rối mà thôi”, khi trong tâm buông được, bạn sẽ thấy tất cả thật nhẹ nhàng.

Theo DKN