Ai cũng nghĩ tiểu đường là do ăn ngọt mà không biết 4 món ngon sau đây còn khiến đường huyết tăng cao đột biến hơn

Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao.

Nói đến bệnh tiểu đường thì chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến thói quen tiêu thụ đồ ngọt, nghĩ rằng chỉ cần từ chối ăn đường là được. Trên thực tế, ngoài đồ ngọt ra còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, điều quan trọng là mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

Theo bác sĩ Jiang Weibo (Khoa Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc): Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

ai-cung-nghi-tieu-duong-la-do-an-ngot-ma-khong-biet-4-mon-ngon-sau-day-con-khien-duong-huyet-tang-cao-dot-bien-hon

Tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao.

4 món ăn khiến đường huyết tăng vọt dù không chứa đường

1. Gạo nếp

Gạo nếp là một loại lương thực rất phổ biến trong cuộc sống, được dùng để làm bánh, nấu xôi... món nào cũng đều ngon lành và được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu là một người có đường huyết cao thì bạn không nên ăn món này.

Mặc dù hầu hết các món ăn làm từ gạo nếp không ngọt, nhưng chúng vẫn làm tăng đường huyết vì có chứa lượng bột đường rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

ai-cung-nghi-tieu-duong-la-do-an-ngot-ma-khong-biet-4-mon-ngon-sau-day-con-khien-duong-huyet-tang-cao-dot-bien-hon

Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường.

2. Khoai tây

Nhiều người nghĩ rằng khoai tây là một loại rau củ, không có vị ngọt vì thế nó không liên quan gì đến chuyện tăng đường huyết nên cứ yên tâm ăn thật nhiều. Thực tế, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi vào cơ thể số tinh bột này sẽ chuyển hóa thành đường glucose và carbohydrate, những chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể hàm lượng đường tăng quá cao trong máu.

ai-cung-nghi-tieu-duong-la-do-an-ngot-ma-khong-biet-4-mon-ngon-sau-day-con-khien-duong-huyet-tang-cao-dot-bien-hon

Khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

3. Đồ chiên

Hương vị của các món đồ chiên rất tuyệt vời, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất thích. Tuy nhiên, dinh dưỡng của loại thực phẩm đã chiên thường bị tổn hại nghiêm trọng. Không chỉ mất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất béo, lượng calo cũng rất cao.

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường , bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết.

ai-cung-nghi-tieu-duong-la-do-an-ngot-ma-khong-biet-4-mon-ngon-sau-day-con-khien-duong-huyet-tang-cao-dot-bien-hon

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì.

4. Nội tạng động vật

Người bệnh tiểu đường không nên ăn nội tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.

Điều cực quan trọng cần làm mỗi ngày để tránh bệnh tiểu đường

ai-cung-nghi-tieu-duong-la-do-an-ngot-ma-khong-biet-4-mon-ngon-sau-day-con-khien-duong-huyet-tang-cao-dot-bien-hon
 

Nếu bạn muốn lượng đường trong máu ổn định, bạn phải chăm chỉ tập thể dục. Bởi tập luyện giúp giảm bớt calo và chất béo, hơn nữa còn cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn - chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi ngủ sớm mỗi ngày cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

Theo GiaDinh