Bổ sung chất béo vào thức ăn dặm cho bé đúng cách

(BaoveNTD) - Nên hay không bổ sung chất béo vào thức ăn dặm cho bé? Đây là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hãy cùng các chuyên gia phân tích nhu cầu về chất béo của cơ thể trẻ. Từ đó, các bậc phụ huynh sẽ điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ sao cho khoa học nhất.

Bổ sung chất béo vào thức ăn dặm cho bé đúng cách

Ảnh minh họa: Bổ sung chất béo vào thức ăn dặm cho bé đúng cách

Trẻ cần chất béo hơn người lớn?

Nguyên nhân chính là do nhu cầu chất béo trong giai đoạn này là cần đủ (không bao giờ được thiếu) cho hoạt động trí não của các bé. Gs.Bs. Michaelsen, Trưởng Đại diện khu vực Châu Âu của WHO, cho biết: "Từ khi sinh ra và đến 5 tuổi hoạt động phát triển trí não của bé là rất lớn và gắn liền với các hoạt động thể chất, việc cần 1 lượng đủ chất béo cho sự phát triển trí não là tối cần thiết.

Đặc biệt các loại chất béo không bão hòa poly là Docosahexaenoic và arachadonic - cả hai loại này cơ thể các bé dưới 1 tuổi có sự tổng hợp rất ít. Docosahexaenoic (omega-3 DHA) là thành phần cần thiết cho giai đoạn não phát triển, việc thiếu hụt chất béo này thì cơ thể sẽ dùng chất béo khác thay thế, sự thay thế sẽ làm thay đổi chức năng của các tế bào thần kinh và dẫn đến sự khiếm khuyết của não bộ".

Hơn nữa, các chất béo không no dạng poly là linoleic và alpha-linolenic là những loại chất béo chỉ có thể tìm thấy từ thực phẩm, cơ thể các bé không thể tự tổng hợp.

Gs. Michaelsen cũng cho biết: Việc thiếu hụt chất béo trong thức ăn dặm liên quan đến tình trạng chậm phát triển thể chất, biếng ăn và hấp thu kém.

Chất béo tốt & chất béo không tốt?

Nếu phân chia đơn giản theo tính chất, có 2 loại chất béo:

Loại có thể nhìn thấy được bằng mắt thường: dầu thực vật, mỡ động vật, bơ.

Loại không thể nhìn thấy bằng mắt: những chất béo trans fat nằm trong các loại thực phẩm làm sẵn như bánh quy, gà rán, đồ hộp.

Chất béo có nguồn gốc từ động vật chủ yếu là saturated fat (chất béo bão hòa), trong khi đó, chất béo từ thực vật là dạng chắt béo mono và poly không bão hòa, như linoleic và alpha-linolenic. Riêng chất béo trong thịt 1 số động vật như cá hồi, thu, lươn, cá chép thì giàu chất béo không bão hòa poly cần cho não bộ (Ví dụ như Docosahesanoic [omega-3 DHA) ]).

Bổ sung chất béo vào thức ăn dặm cho bé đúng cách

Bổ sung chất béo vào thức ăn như thế nào là đúng

Lựa chọn nguồn chất béo đúng và cần cho bé:

Nên

Chất béo có nguồn gốc thực vật giàu chất béo không bão hòa mono và poly như dầu oliu, dầu đậu nành, hạt ăn dặm.

Chất béo có nguồn gốc động vật giàu chất béo không bão hòa poly cần cho não bộ như cá hồi, thu, chép, lươn.

Không nên

Chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật như chất béo trong thịt gà (da gà hay mỡ gà), mỡ heo, mỡ bò.

Chất béo không nhìn thấy trans fat (nguy hiểm cho sức khỏe) từ bánh qui, thức ăn đồ hộp làm sẵn, gà rán, KFC, bánh snack. 

Bổ sung

Theo hướng dẫn của Khoa Dinh Dưỡng Nhi BV Nhi Khoa Benioff, Mỹ: Nên phân bố hợp lí bữa ăn có 2 loại chất béo nêu trên. 

Ví dụ: Chế biến thịt chiên với dầu ăn thì bữa ăn không cần thêm dầu vào thức ăn.

Hoặc

Bữa ăn có cá hồi/thu/chép/lươn thì không cần chiên hoặc thêm dầu vào thức ăn. Nên cho bé ăn 2-3 ngày cá như trên/tuần.

Hoặc 

Bữa ăn có thêm dầu vào thức ăn thì không cần chiên hoặc chọn các loại cá trên. Lưu ý thêm dầu vào thức ăn (không quá 4 ngày/tuần, không quá 1-2 muỗng (5ml)/ngày).

Và nên phân bố cân bằng với các loại chất dinh dưỡng khác như chất đạm và tinh bột.

Sai lầm cha mẹ thường mắc phải. 

- Lạm dụng dầu: cha mẹ thường thêm 1-2 muỗng dầu vào mỗi bữa ăn và mỗi ngày.

Đây là một sai lầm vì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của bé và gây 1 số vấn đề tiêu hóa.

- Cho bé dùng nhiều loại dầu: cha mẹ chọn đủ loại dầu cho bé như dầu mè, dầu oliu, dầu óc chó, dầu gấc (mỗi ngày 1 loại). Theo Ts. Sara, Trưởng khoa Dinh dưỡng ĐH London, Anh cho biết: Đây là một việc làm không cần thiết vì không mang lại lợi ích thêm vào, mà còn có nguy cơ gây biếng ăn. Chỉ nên chọn 1 loại dầu thực vật (Ví dụ chỉ cần chọn 1 loại dầu như dầu oliu là được, không cần thiết ngày này 1 loại, ngày kia 1 loại dầu khác).

Lưu ý:

Dầu oliu có 2 loại, loại có thể dùng để nấu (cooking olive oil) và không dùng để nấu.

Tư liệu: Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Thành phố Worcestershire, Anh Quốc)

Xuân Anh Lê