Các cặp đôi có xu hướng mua nhẫn đá quý, kim cương ế ẩm



Các chuyên gia cho biết kim cương đang rơi vào tình trạng ế ẩm bởi những cặp vợ chồng mới cưới có xu hướng lựa chọn nhẫn ngọc.

Các nhà phân tích của công ty dữ liệu bán lẻ, Kantar Retail, mới đây tiết lộ rằng các cặp vợ chồng đang dành những khoản tiền mặt khó kiếm dành cho việc mua nhà hơn là mua kim cương.

Anusha Couttigane, một nhà phân tích cấp cao tại công ty, nói với The Sunday Telegraph: "Một thế hệ những người ở tuổi vị thành niên đang ưu tiên cho những thứ khác như đám cưới, nhà ở, và chi phí để có con thay vì vung tiền cho một chiếc nhẫn đắt tiền”.

Các cặp đôi có xu hướng mua nhẫn đá quý, kim cương ế ẩm

 Các loại đá quý màu, chẳng hạn như hồng ngọc, đang trở nên phổ biến vì chúng có giá trị rẻ hơn

"Vẫn còn rất nhiều nhu cầu về nhẫn kim cương, nhưng đã có sự tăng trưởng trong các mẫu thiết kế với những loại đá màu rẻ hơn", nhà phân tích nói.

Các bình luận của cô được đưa ra sau khi công ty bảo hiểm Allianz công bố một báo cáo vào năm ngoái cho thấy, đàn ông đã chi trung bình 573 bảng cho một chiếc nhẫn đính hôn - thấp hơn con số 3.082 bảng trong nguyên tắc 'hai tháng lương' của công ty trang sức De Beers, trong chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của họ.

Các cặp đôi có xu hướng mua nhẫn đá quý, kim cương ế ẩm

 Theo Anusha Couttigane, người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao với ngọc lục bảo

Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ một trong năm phụ nữ mong đợi nhận được một chiếc nhẫn đắt tiền, có giá từ 750 đến 3,000 bảng hoặc hơn.

Ngoài ra, theo The Sunday Telegraph, việc tăng mua sắm đạo đức với mục đích bảo vệ môi trường cũng góp phần làm giảm doanh số của kim cương.

Điều này đã được khẳng định vào năm 2010 khi Livia Firth, vợ của nam diễn viên Colin Firth, khởi chạy dự án Green Carpet Challenge, cùng với nhà báo Lucy Siegle.

Theo đó, cả hai chỉ mặc những bộ trang phục mang tính bảo vệ môi trường trên thảm đỏ khi cùng tham gia các buổi chiếu phim và sự kiện.

Dự án này đã và đang truyền cảm hứng cho rất nhiều nhân vật đình đám trong làng thời trang thế giới cùng tham gia, đồng thời đã trở thành một thương hiệu truyền thông nhằm mục đích "nâng cao tính bền vững, đạo đức và phúc lợi xã hội".

Nó cũng đã tạo ra một tiêu chuẩn bền vững mà các nhà thiết kế tuân thủ và làm theo.

Nhà thiết kế trang sức cao cấp, Chopard, sau đó đã nhanh chóng vào cuộc với việc tung ra bộ sưu tập 'Green Carpet' đầu tiên.

Trong đó, những viên kim cương được khẳng định là có 'nguồn gốc đạo đức', tức nguồn nguyên liệu rõ ràng và quy trình khai thác, thực hiện chặt chẽ.

Chopard cũng đã trở thành công ty đồng hồ và trang sức cao cấp đầu tiên trên thế giới được chứng nhận vàng ‘sạch’ Fairmined từ cộng đồng khai thác mỏ.

Thương hiệu Fairmined đảm bảo vàng được sản xuất và tung ra thị trường với những quy chuẩn đạo đức chung, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Theo vietq