"Cạch" mang điện thoại vào nhà vệ sinh khi biết tác hại ghê gớm này

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn sẽ vô tình biến chiếc máy của bạn thành ổ bệnh di động với đầy những vi khuẩn, thậm chí cả chất thải.

Theo Usatoday, một cuộc điều tra năm 2015 do Verizon Wireless tiến hành đã tiết lộ gần 90% số người tham gia khảo sát sử dụng điện thoại trong phòng tắm. Năm ngoái, một nghiên cứu riêng tại Anh của Sony và O2 cũng cho thấy 75% đàn ông và phụ nữ đều sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh.

Đây được coi là một thói quen vô cùng nguy hiểm, bởi những  lý do sau:

Nước - khắc tinh của thiết bị điện tử

cach-mang-dien-thoai-vao-nha-ve-sinh-khi-biet-tac-hai-ghe-gom-nay

Nước - khắc tinh của thiết bị điện tử

Bồn tắm, bồn rửa tay và bồn cầu là những cái bẫy chết người của điện thoại di động. Bởi với smartphone, đây là những cái "bể bơi" khổng lồ. Chưa nói tới việc rơi chìm trong nước, việc để nước bắn vào điện thoại là điều rất khó tránh khỏi. Nhiều nhà sản xuất điện thoại đã tăng cường khả năng chống nước trên các thiết bị của mình, tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng hoạt động tốt.

Hành động làm rơi cũng có thể gây ra các điểm nứt vỡ, khiến nước ngấm sâu vào trong thiết bị một cách nhanh chóng. Dù cẩn thận, đôi tay ẩm ướt sau khi đi vệ sinh hoặc tắm rửa cũng làm tăng cao khả năng trơn trượt, làm rơi thiết bị một cách đáng kể.

Hiểm họa vi trùng

cach-mang-dien-thoai-vao-nha-ve-sinh-khi-biet-tac-hai-ghe-gom-nay

Tạo môi trường vi khuẩn phát triển

Trên thực tế, smartphone chứa nhiều vi trùng hơn cả nhà vệ sinh. Một nghiên cứu năm 2011 của Trường Y tế Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) đã phát hiện ra cứ mỗi 6 chiếc điện thoại thông minh thì một trong số đó chứa thành phần của phân người.

Jason Tetro, nhà khoa học người Canada, tác giả cuốn Hồ sơ vi khuẩn (The Germ Files) nói rằng bất kỳ vi khuẩn nào bạn có thể chạm vào cuối cùng cũng đều xuất hiện trên chiếc smartphone. "Hãy nghĩ rằng các thiết bị di động như một phần mở rộng của cơ thể", ông nói. "Bất cứ thứ gì mà điện thoại di động chạm vào, hãy tưởng tượng đó là cánh tay nối dài của bạn".

Trong khi con người có thể rửa tay bằng xà phòng và nước, các thiết bị di động lại không thể làm điều đó. Với điện thoại thông minh, Tetro gợi ý mọi người nên sử dụng khăn lau chuyên dụng cho đồ điện tử để khử trùng.

Dễ bị táo bón

cach-mang-dien-thoai-vao-nha-ve-sinh-khi-biet-tac-hai-ghe-gom-nay

Tăng nguy cơ táo bón

Khi mang điện thoại vào nhà vệ sinh thì thời gian "giải quyết" sẽ bị kéo dài. Điều này không hề tốt cho quá trình tuần hoàn máu tĩnh mạch ở khoang chậu khiến mạch mãu giãn nở lâu dần sẽ mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Từ đó bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn và khó khăn hơn cho mỗi lần đi đại tiện nên tăng nguy cơ mắc chứng táo bón thậm chí ung thư đường ruột.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

 Đặc biệt, khi ngồi trên bồn cầu bạn không chú tâm vào việc "chính" mà cứ mải mê xem điện thoại nên thời gian ngồi trên bồn cầu sẽ bị kéo dài hơn. Thời gian càng kéo dài thì càng dễ gây ra xung huyết hậu môn, tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và dễ dàng gây ra bệnh trĩ.

Nguy hiểm chết người

cach-mang-dien-thoai-vao-nha-ve-sinh-khi-biet-tac-hai-ghe-gom-nay

Nguy hiểm chết người khi sạc điện thoại trong nhà vệ sinh

Hôm 9/7 vừa qua tại Texas, một cô gái tuổi teen đã chết vì điện giật khi sử dụng smartphone đang cắm sạc trong bồn tắm. Các vụ án tương tự đã xuất hiện trong vài năm gần đây và không ít người đã tử vong do thói quen dùng điện thoại của mình.

Mặc dù những sự cố này không xảy ra thường xuyên nhưng đây vẫn là lời cảnh tỉnh, đặc biệt cho giới trẻ, những người thường xuyên bất chấp mọi thứ vì thú vui và sở thích của mình.

Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ từng khuyến cáo việc lắp đặt các bộ nối đất và ngắt dòng trong phòng tắm và nhà bếp. Đó là các thiết bị có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong dòng điện để tự ngắt mạch, nhằm mục đích bảo vệ con người tránh những cú sốc điện nghiêm trọng

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh, việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây lắm nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, từ nay bạn nên bỏ thói quen xấu này đi, đặc biệt cũng nên nhớ vệ sinh điện thoại thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn bạn nhé.

Theo Hoàng Thảo (TH)