Cảnh báo trẻ chậm nói vì sử dụng thiết bị điện tử cầm tay

Nếu sử dụng thiết bị điện tử cầm tay 30 phút mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh chậm nói ở trẻ sẽ lên tới 49%.

Ngày 5/5 vừa qua, Hiệp hội nhi khoa diễn ra ở San Francisco (Mỹ) đã công bố một kết quảng hiên cứu khoa học cho thấy trẻ nhỏ có thể sẽ bị chậm nói nếu sử dụng thường xuyên đối với các thiết bị điện tử cầm tay.

Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Toronto và Bệnh viện Nhi thành phố Toronto (Canada), trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm nếu càng dành nhiều thời gian chơi các thiết bị điện tử cầm tay thì càng có nguy mắc chứng chậm nói rất cao.

Cảnh báo trẻ chậm nói vì sử dụng thiết bị điện tử cầm tay

Trẻ nhỏ có thể sẽ bị chậm nói nếu sử dụng thường xuyên đối với các thiết bị điện tử cầm tay. Ảnh minh họa

Tính toán khoa học cho thấy nếu mỗi ngày trẻ nhỏ dành 30 phút để sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay (xem phim, chơi trò chơi…) thì nguy cơ mắc bệnh chậm nói sẽ lên tới 49%.

Kết quả tính toán trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng thiết bị cầm tay tính bằng phút/ngày của gần 900 trẻ nhỏ.

Theo tiến sĩ Catherine Briken, trong độ tuổi từ 2-3 tuổi, trẻ nhỏ nên được khuyến khích thực hành những câu giao tiếp đơn giản thay vì dành thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra một thực trạng buồn rằng trẻ em ở độ tuổi này hứng thú hơn với thiết bị điện tử cầm tay và rất nhiều trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.

Tiến sĩ Briken cũng nói thêm rằng hiện cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm ra các phương pháp giúp các bậc cha mẹ và các bác sĩ xử lý hiệu quả vấn đề chậm nói do sửdụng thiết bị điện tử cầm tay ở trẻ nhỏ.

Theo Vietq