Cao huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm, cách phòng và ngăn ngừa bệnh ai cũng nên biết

Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh mạn tính ở nước ta. Nếu không kiểm soát được bệnh, cao huyết áp hoàn toàn có thể dẫn đến các biến chứng đáng sợ.

Hơn 1 tỷ người trên thế giới bị cao huyết áp

Theo kết luận của Majit Ezzati, giáo sư sức khỏe môi trường từ Đại học Hoàng gia London (Anh) trên tờ The Lancet ngày 15/11, số người huyết áp cao đã tăng gần gấp đôi từ năm 1975 đến 2015. Ở hầu hết các nước, đàn ông dễ bị cao huyết áp hơn phụ nữ.

Trung Quốc, Ấn Độ là 2 quốc gia có số bệnh nhân bị cao huyết áp đáng báo động với lần lượt 226 triệu và 220 triệu người được ghi nhận.

"Tại châu Á, tuổi thọ tăng đi cùng tỷ lệ cao huyết áp tăng", Ezzati giải thích. Ông bổ sung hiện tượng này do sự hạn chế về thực phẩm tươi, sạch cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Các số liệu chứng tỏ "huyết áp liên quan đến đói nghèo".

Cao huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm, cách phòng và ngăn ngừa bệnh ai cũng nên biết

Cao huyết áp được xác định là tình trạng huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính huyết áp cao gây ra 7,5 triệu cái chết mỗi năm, tương đương 13% ca tử vong trên toàn cầu.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ăn quá mặn và quá nhiều kali, tiếp xúc với chì do ô nhiễm không khí, thiếu chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc mang gene di truyền. Ngoài ra, trẻ em suy dinh dưỡng dễ bị cao huyết áp lúc trưởng thành.

Năm 2011, WHO từng thiết lập mục tiêu giảm 25% số ca cao huyết áp vào năm 2025, song Ezzati nhận định tỷ lệ mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.

Cao huyết áp đang dần trở thành mối đe dọa nguy hiểm hơn cả béo phì lẫn tiểu đường bởi có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận.

Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp gây ra

Theo Heath, một trang tin chuyên về sức khỏe, nếu huyết áp cao không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người.

Ảnh hưởng đến não: Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Thực tế đã chỉ ra huyết áp cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, đứt mạch máu não dẫn đến bị liệt, xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong…

Cao huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm, cách phòng và ngăn ngừa bệnh ai cũng nên biết

Gây suy thận: Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối… từ đó điều chỉnh huyết áp.

Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.

Gây hại cho tim: Huyết áp tăng làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành của các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim.

Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực.

Cao huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm, cách phòng và ngăn ngừa bệnh ai cũng nên biết

Tăng huyết áp cũng làm tim phải hoạt động mạnh, làm cơ tim dày lên đặc biệt là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái) làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác, điều này dễ dẫn đến suy tim, to tim.

Cách phòng và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

Ăn nhiều rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.

Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.

Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.

Bổ sung nho khô và đậu tương giúp ngăn ngừa cao huyết áp

 Đây là kết luận của hai công trình nghiên cứu về bệnh huyết áp cao và tim mạch của sinh viên và các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ).

Nghiên cứu đầu tiên cho biết cùng với các loại dược phẩm, bệnh nhân huyết áp cao có thể kiểm soát được chỉ số huyết áp của mình nếu mỗi ngày ăn một lượng nho khô nhất định.

Kết quả cho thấy sau 12 tuần thực hiện, so với những người ăn bánh quy, nhóm ăn nho khô có sự giảm mạnh về huyết áp. Một số trường hợp đã giảm chỉ số huyết áp tối đa, còn gọi là áp lực tâm thu, tới 7%.

Theo nhà khoa học Harold Bays, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xơ vữa động mạch và trao đổi chất Louisville, lượng Kali cao trong nho khô là nhân tố quan trọng giúp hạ huyết áp.

Đây cũng là một thành phần tốt của sợi ăn kiêng chống ôxi hóa mà sợi này có thể điều chỉnh hữu hiệu đặc điểm sinh hóa của mạch máu, làm cho chúng trơn tru hơn, từ đó làm giảm huyết áp.

Các nhà khoa học cũng cho biết ăn các chế phẩm từ đậu nành là cách hữu hiệu giúp những người có huyết áp tăng nhẹ so với mức bình thường, kiểm soát được diễn biến bệnh mà không cần tới sự hỗ trợ của mình.

Cơ chế phát huy hiệu quả trong việc giảm huyết áp của đỗ tương và hoạt chất isoflavone là thúc đẩy hoạt động của các enzim tạo ra nitric oxide giúp mở rộng mạch máu và giảm huyết áp.

Theo phunuonline