Cây độc: Xinh đẹp là thế nhưng loài cây này có thể lấy mạng người trong nháy mắt

Cây độc English Yew có độc tính rất mạnh. Nó là biểu tượng của cái chết, tượng trưng cho sự bất tử của linh hồn.

Cây độc: Xinh đẹp là thế nhưng loài cây này có thể lấy mạng người trong nháy mắt

English Yew (Taxus baccata). Ảnh: Amazon.com 

English Yew (Taxus baccata) thường trồng trong các nghĩa địa ở Anh. Nó là một chi thông, tương đối chậm phát triển, có thể sống rất lâu và đạt được chiều cao 1– 40m, đường kính thân cây lên đến 4m.

Ảnh: commons.wikimedia.org  

English Yew có quả (nón) với hình dáng như lồng đèn, nón trưởng thành có màu đỏ hồng rất thu hút.

Cây độc: Xinh đẹp là thế nhưng loài cây này có thể lấy mạng người trong nháy mắt

Ảnh: Amazon.com 

Xinh đẹp là vậy nhưng English Yew lại chính là biểu tượng của cái chết, tượng trưng cho sự bất tử của linh hồn. English Yew có độc tính rất mạnh. Thành phần độc trong cây là alkaloids taxine, nó có ở tất cả mọi bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt.

Độc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và dẫn đến tử vong.

Cây độc: Xinh đẹp là thế nhưng loài cây này có thể lấy mạng người trong nháy mắt

Lá cây English Yew (Taxus baccata). Ảnh: Wikipedia

Cây độc: Xinh đẹp là thế nhưng loài cây này có thể lấy mạng người trong nháy mắt

Ảnh: lefigaro.fr 

Mặc dù là loài cực độc có hại nhưng thủy tùng được sử dụng cho nhiều mục đích sản xuất. Gỗ của nó rất có giá trị và dùng để sản xuất làm cung tên vào thời kì đồ đá mới.

Sau đó, thế kỉ 10, người Anglo-Sanxons đã dùng quả thủy tùng là một nguyên liệu để điều trị “bệnh nước elf” (sởi hoặc thủy đậu).

Gần đây các nhà nghiên cứu đã dùng thủy tùng cho các chất kháng u mạnh. Ngoài ra cây còn để chiết xuất sản xuất ra thuốc paclitaxol và Taxol - những loại thuốc làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú, phổi.

Dũng Linh

Theo VietQ