Chân dung những cô, cậu chủ 9X của các trạm BOT nghìn tỷ

Một số trạm BOT có giá trị hàng nghìn tỷ đồng hiện đang được điều hành bởi những doanh nhân 9X.

Nguyễn Tiến An (1992) - "Ông chủ" của trạm thu phí BOT Cai Lậy

Theo báo Đất Việt, ngày 10/3/2017, ông Nguyễn Tiến An được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái thay cho ông Lê Tiến Thắng. Đồng thời, ông An cũng kiêm nhiệm chức Tổng Giám đốc doanh nghiệp này.

Công ty Bắc Ái là đơn vị có tỷ lệ góp vốn lên tới 65% (136,5 tỷ đồng) tại "Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường QL 1 qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT" (Dự án BOT Cai Lậy) với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tiến An là một doanh nhân trẻ, sinh ngày 5/1/1992. Ông An có hộ khẩu thường trú tại Khu 3, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, dù là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái nhưng lại không nắm giữ cổ phần nào của công ty.

Đây là một doanh nhân khá kín tiếng, bởi ngoài thông tin ít ỏi nêu trên, dường như không hề có bất kỳ thông tin nào khác được tìm thấy trên các trang báo, mạng xã hội liên quan đến vị doanh nhân trẻ này.

Bắc Ái được thành lập từ năm 2004. Công ty này có trụ sở đăng ký tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Ngày 10/7/2017, công ty Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Trong cơ cấu cổ đông của Bắc Ái, người nắm giữ cổ phần lớn nhất là ông Lê Tiến Thắng (SN 1977). Ông Thắng hiện nắm cổ phần chi phối, góp 738 tỷ đồng, tương đương 82% vốn cổ phần của Công ty Bắc Ái. Các cổ đông lớn khác bao gồm ông Lê Văn Duẩn (5% vốn), ông Lê Thanh Bình (10% vốn); ông Nguyễn Phú Hiệp (góp 3%).

Nữ doanh nhân 9X điều hành BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp

Chân dung những cô, cậu chủ 9X của các trạm BOT nghìn tỷ

Từ Thị Bích Nguyệt. Ảnh: Trí thức trẻ 

Theo Trí Thức trẻ, nữ doanh nhân trẻ sinh năm 1992 đang nắm giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc của dự án BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp tên là Từ Thị Bích Nguyệt.

Nguyệt tốt nhiệp Đại học Luật, khoa Luật Kinh tế năm 22 tuổi. Sau khi làm trợ lý pháp lý tại BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp được khoảng 3 năm và đã được bổ nhiệm làm Phó TGĐ công ty này khoảng một năm nay.

Cô gái trẻ này được đặc biệt chú ý đến sau khi xuất hiện trong một bài phát biểu sáng 12/9 trên thời sự VTV1 về vấn đề "Thu phí tự động". Sau bài phát biểu này, cô được dân mạng săn lùng thông tin không chỉ bởi là doanh nhân trẻ điều hành một doanh nghiệp có tên tuổi mà còn bởi nhan sắc xinh đẹp như "hot girl" của cô.

Khác với vẻ mạnh mẽ khi phát biểu trên sóng truyền hình, trong đời thường, Từ Thị Bích Nguyệt trông khá nhí nhảnh và thích chụp ảnh tự sướng như nhiều cô gái khác. Ngoài ra, chị còn sở thích đi du lịch.

Lãnh đạo 9X công ty sở hữu dự án BOT gần 7.000 tỷ đồng

Zing thông tin, một ông chủ 9X điều hành dự án BOT khác là Nguyễn Tiến Vinh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát. Được biết, Nguyễn Tiến Vinh sinh năm 1990, thường trú tại TP. Bắc Ninh. Lãnh đạo này được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Minh Phát để thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư.

Công ty Minh Phát của ông chủ 9X này hiện có vốn điều lệ lên tới 889 tỷ đồng, và là chủ của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nắm giữ tới 65% vốn dự án.

Cụ thể, BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ do liên danh Công ty Minh Phát, TCT xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) và CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành hợp tác xây dựng với tổng vốn lên tới hơn 6.731 tỷ đồng. Trong đó, vốn của chủ đầu tư là hơn 823 tỷ, còn lại là tiền đi vay ngân hàng.

Trong cơ cấu vốn của chủ đầu tư, Công ty Minh Phát góp hơn 535 tỷ đồng, tương đương 65% vốn; trong khi 2 đối tác còn lại là Cienco1 góp trên 148 tỷ (18%) và Công ty Phương Thành góp trên 139 tỷ (17%).

Trong cơ cấu cổ đông của Minh Phát, ông Nguyễn Tiến Vinh cũng không hề sở hữu bất kỳ cổ phần nào.

Ngoài Minh Phát, nhóm cổ đông tại đây còn sở hữu một doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành, doanh nghiệp trong ngành cầu đường có vốn điều lệ là 1.556 tỷ đồng. Trong đó, ông Đỗ Minh Đức góp 52% vốn; bà Nguyễn Thị Cẩm Tú góp 33% và ông Nguyễn Văn Quân sở hữu 15% vốn.

Theo VietQ

*Xem thêm:

Vụ BOT Cai Lậy: Thủ tướng quyết tạm dừng thu phí 30 ngày

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy 1 tháng và giao Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân

Vụ BOT Cai Lậy: Thủ tướng quyết tạm dừng thu phí 30 ngày

Thủ tướng quyết tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy 30 ngày - Ảnh: nld.com.vn

Chiều 4/12, Thủ tướng chủ trì hội nghị về BOT Cai Lậy và đã mời tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo các bộ ngành liên quan. Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe, phải xem xét nghiêm túc và xử lý.

"Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân", ông Mai Tiến Dũng nói.

Theo tieudung

*Xem thêm:

Lộ diện kẻ thuê côn đồ đe dọa tài xế qua BOT Cai Lậy

Qua điều tra, phóng viên Báo Người Lao Động phát hiện nhóm thanh niên đe dọa tài xế là do bảo vệ BOT Cai Lậy thuê và trả công 200.000 đồng/ngày/người.

Ngày 2-12, nhiều tài xế đã bị một nhóm thanh niên lạ mặt hăm dọa khi có thái độ phản đối hoạt động của trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang. Những ngày qua, dư luận bày tỏ thắc mắc nhóm người này là ai?

Lộ diện kẻ thuê côn đồ đe dọa tài xế qua BOT Cai Lậy

Sáng 2-12, phóng viên ghi lại cảnh nhóm thanh niên xuất hiện xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy - Ảnh: Lê Phong

Lộ diện kẻ thuê côn đồ đe dọa tài xế qua BOT Cai Lậy

Đối tượng Đầy (bìa trái) đang theo dõi tài xế đưa tiền lẻ - Ảnh cắt từ clip: Lê Phong

Qua điều tra của phóng viên, trong clip mà báo Người Lao Động ghi được lúc 10 giờ 15 phút ngày 2-12, hai thanh niên này có tên là Đầy (ngụ xã Phú Nhuận) và Vinh "Mắt ma" (xã Bình Phú, huyện Cai Lậy).

Đầy và Vinh "Mắt ma" chỉ là 2 trong 10 thanh niên thay phiên túc trực ở trạm thu phí để thực hiện việc xua đuổi, gây áp lực cho tài xế không "cố thủ" ở cabin thu phí.

Người đứng đằng sau thuê nhóm thanh niên này là một người đàn ông tên Xy, ngụ xã Phú Nhuận.

Ban đầu, ông Xy phủ nhận việc thuê nhóm thanh niên để "bảo kê" trạm BOT Cai Lậy. Tuy nhiên, từ những chứng cứ của phóng viên Báo Người Lao Động, tối 3-12, ông Xy thừa nhận: "Em được anh Phương, phía công ty bảo vệ BOT Cai Lậy, nhờ kiếm 10 người phụ. Nếu mà lực lượng công an có cẩu xe thì kêu mấy người làm mướn giúp đỡ. Em chỉ kêu 10 người rảnh rỗi. Tiền công mỗi người 200.000 đồng/ngày".

Để làm rõ vấn đề, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc phỏng vấn lãnh đạo Công ty TNHH Bảo vệ An ninh Đông Phương.

Đơn vị này ký kết hợp đồng với BOT Cai Lậy thời hạn 12 tháng với 24 nhân viên bảo vệ (mỗi ca 12 người/12 giờ).

* Phóng viên: Các đối tượng có hành vi côn đồ cho biết phía bảo vệ BOT Cai Lậy thuê, ông có phản hồi gì không?

- Ông Phương, đại diện đội bảo vệ BOT Cai Lậy: Tôi có giao cho một anh đội phó đội bảo vệ BOT Cai Lậy tìm giúp 10 người với mục đích nếu như công an có cẩu xe đi thì những người này vào hỗ trợ. Trong đó, ban ngày sẽ có 6 người; ban đêm có 4 người.

* Trong hợp đồng giữa công ty bảo vệ và BOT Cai Lậy chỉ nhận 24 nhân sự, sao lại thêm 10 người nữa làm gì?

- Tôi ký thêm 10 người chỉ để "làm đẹp hình ảnh công ty bảo vệ".

* Nhưng 10 người này họ đã đe doạ tài xế đưa tiền lẻ chứ không phải hỗ trợ việc cẩu xe?

- Cái này là do phát sinh và tôi có làm việc với lãnh đạo BOT Cai Lậy sau khi báo đăng. Họ không đồng ý và phản ứng lắm. Anh Lưu Văn Hào, chủ đầu tư BOT Cai Lậy, có yêu cầu công an điều tra.

Theo NLD