Chất bảo quản thực phẩm “lên bàn” ăn của gia đình bạn bằng cách nào?

Nhiều mặt hàng bị nhiều kẻ trục lợi sử dụng chất bảo quản thực phẩm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Một số chất nhất định được sử dụng ở một mức độ cho phép hoàn toàn không gây hại cho người tiêu dùng, tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều nhà sản xuất vì không trang bị quy trình sản xuất đủ đáp ứng.. dẫn đến tình trạng lạm dụng chất bảo quản kéo dài khiến chúng trở nên vô cùng nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Mặc dù ngày càng nhiều sản phẩm dán nhãn “không chất bảo quản thực phẩm” nhưng trái lại, có những nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất bảo quản mà bạn lại không biết. Bạn cũng nên lưu ý những thực phẩm thường phải dùng nhiều chất bảo quản hơn các loại khác để có lựa chọn thông minh.

Hiện nay các loại hoá chất thường được những kẻ trục lợi dùng để bảo quản thực phẩm như: axit benzoic, axit ascorbic (vitamin C), sulfur dioxit (SO2), BHA (butyl hydroxyanisol), các chất kháng khuẩn như canxi propionat, natri nitrat (NaNO3), natri nitrit (NaNO2), K2-EDTA. Ngoài ra còn một số chất khác cũng đã từng xuất hiện như: formaldehyt, glutaraldehyt để diệt côn trùng, rượu ethanol và metyl chloro isothiazolinon.

Theo các chuyên gia, với rau củ quả người ta thường sử dụng các hợp chất của bromit vì chúng có thể ức chế hoạt động của enzym phân huỷ và ngăn ngừa sự tác động của vi sinh vật.

Các chất khác cũng được sử dụng là acrylonitrit, carbon disulfit, carbon tetraclorit, etylen dioxit, hydro cyanit, phosphin, sulfuryl florit... áp dụng với các loại quả như nho, chuối, cam, chanh...

Với bảo quản ngũ cốc, người ta thường sử dụng phương pháp phơi và sấy khô. Trong một số trường hợp, người ta sử dụng hoá chất mà hay gặp là cloro pyrifot metyl, methyl bromide (CH3Br) và phosphin.

Bảo quản thịt, cá thường là khó nhất vì hàm lượng nước, hàm lượng đạm và chất béo cao. Nên chất bảo quản thường được dùng là clorin và clorin dioxit.

Hai chất này có khả năng diệt vi khuẩn E. coli, listeria monocytogenes, pseudomonas, lactobacillus, E. coli, salmonella, aeromonas hydrophila. Ngoài ra một chất khác như axit lactic, axit axetic, axit propionic và các hợp chất nitrat cũng hay được sử dụng.

Chất bảo quản thực phẩm nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa

Chất bảo quản thực phẩm nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa

Dưới đây là các loại thực phẩm nhiều chất bảo quản bạn cần lưu ý:

Thịt cá đóng hộp, chế biến sẵn

Nấm phát triển trong thịt có thể gây ngộ độc thực phẩm, vì vậy các nhà sản xuất thường trộn thịt, cá với các chất bảo quản như nitrit.

Các chất bảo quản cũng giúp làm tăng hạn sử dụng của thực phẩm đóng hộp và giúp chúng có màu sắc bắt mắt hơn.

Một số đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội - có thể chứa nhiều chất nitrit hơn các sản phẩm tươi sống. Vì vậy, nếu không quá bận rộn, bạn nên mua thức ăn tươi sống thường xuyên thay vì đồ hộp để đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều chất bảo quản.

Thịt gia cầm

Người nông dân cũng như các nhà sản xuất thịt sử dụng các sản phẩm chống vi khuẩn trên gà sống để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh như salmonella. Sau khi giết mổ, gà lại được tiêm thêm chất bảo quản, bao gồm natri lactat và kali sữa. Mỗi chất bảo quản này giúp kéo dài hạn sử dụng của thịt gia cầm, cũng như chống lại vi khuẩn.

Thịt bò

Các chất bảo quản thường được tiêm vào thịt bò để trông thịt tươi ngon hơn, một số loại thịt bò viên chế biến sẵn thì được thêm chất bảo quản để kết dính hơn.

Mứt, nước quả, thạch, bánh ngọt

Các loại thực phẩm này thường có nhiều đường, vì vậy dễ bị lên men, chua và hỏng. Chất bảo quản thực phẩm được thêm vào để ngăn chặn tình trạng này.

Ngọc Nga

Theo VietQ