Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

Một người có trực giác nhạy cảm và chính xác thì trong mọi vấn đề công việc, cuộc sống đều có thể ứng phó nhẹ nhàng và hiệu quả.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

TRỰC GIÁC LÀ GÌ?

Trực giác là một loại chỉ dẫn nội tại có sức mạnh không hề nhỏ, nó có thể hiển hiện rõ ràng về điềm báo và tâm linh, giúp bạn không ngừng đạt được khả năng quan sát, phát hiện phương hướng mới và kĩ năng sáng tạo lẫn đột phá.

Tuy nhiên, thông tin mà trực giác truyền đạt cũng có thể khá mơ hồ, làm cho bạn hoàn toàn không biết bản thân đang tiếp thu những thông tin này. Do đó, có thể bạn sẽ lơ là sự tồn tại của nó, cũng có thể đã tiếp nhận rồi và đưa nó vào trong sinh hoạt hằng ngày. Đây thực sự chính là trực giác.

Theo phân tích tâm lí của Sigmund Freud – nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lí người Áo: khi đưa ra một quyết định nhỏ thì nên dựa vào lí tính của bạn, liệt ra ưu và nhược điểm rồi tiến hành phân tích chúng và đưa ra quyết định chính xác.

Khi bạn cần đưa ra quyết định lớn và quan trọng thì nên dựa vào tiềm thức của mình, chẳng hạn như việc chọn bạn đời hay phát triển sự nghiệp. Bởi vì những quyết định trọng đại này đòi hỏi phải dựa vào nhu cầu lớn nhất từ trong sâu thẳm tâm linh của bạn để làm căn cứ. Cái gọi là “tùy tâm” chính là lắng nghe tiếng gọi của nội tâm và đi theo trực giác.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

TẠI SAO PHẢI LẮNG NGHE TRỰC GIÁC?

Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng trực giác, tỉ lệ chính xác của một quyết định có thể lên đến 90%!

Einstein đã từng nói “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lí lẽ là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng”.

Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định tính xác thực và tính chính xác của bản năng này. Nhà thần kinh học người Đức John Haynes, làm việc tại Mạng lưới quốc gia Bernstein Computational Neuroscience, đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để nghiên cứu hoạt động của não.

Ông đã thu được một kết quả đáng kinh ngạc: 7 giây trước khi con người đưa ra quyết định, não đã quyết định trước rồi.

Nói cách khác, trước khi lựa chọn có ý thức được đưa ra, não bộ (trong vô thức) đã có một quyết định rồi. Điều này gợi tới một câu hỏi thực nghiệm: Làm thế nào mà tiềm thức con người (trực giác hoặc linh cảm) thường đến vừa đúng lúc? Bằng cách quan sát các kết quả của thực nghiệm này, câu trả lời rõ ra từ chính nó.

Khi bạn đưa ra một quyết định, chẳng hạn như mua một ngôi nhà, kết hôn, hay tất cả những lựa chọn quan trọng khác; có ăn sáng không, đi đâu tối nay, hay về những công việc trong nhà, nếu bạn dựa vào trực giác của mình, nó có thể dẫn bạn ra quyết định nhanh chóng hơn và chắc chắn hơn so với kinh nghiệm và thông tin.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

1. Trực giác dẫn chúng ta đến thành công

Khi bắt đầu một công việc mới, bạn có thể lo lắng hoặc thiếu tự tin đề xuất một ý tưởng trong công việc. Trong tình huống này, trực giác và bản năng chính là chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Bởi trực giác đặc biệt hữu ích để giúp bạn đưa ra những phỏng đoán có cơ sở khi bạn không có câu trả lời quyết đoán về một vấn đề nào đó.

Nhiều nhân vật nổi tiếng như Giám đốc điều hành Virgin Group, Richard Branson, và cựu Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs, họ có thói quen sử dụng trực giác để đưa ra quyết định.

Nếu bạn muốn thực hiện một bước đột phá tại nơi làm việc, bạn phải chứng tỏ kĩ năng của mình có khả năng vượt trội kinh nghiệm và logic, bằng cách sử dụng tốt trực giác. Theo số liệu nghiên cứu, 62% các CEO cho biết họ là những người làm theo trực giác trong suy nghĩ để đưa ra những quyết định quan trọng.

2. Trực giác là “đôi mắt” thực sự của chúng ta

Để xem nếu một người nói dối hoặc có ý định xấu, trực giác sẽ hầu như luôn luôn chính xác. Có lẽ bạn không tin điều này, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện rằng não bộ đã sử dụng phản ứng bản năng vô thức này để xác định tính xác thực của một ý định.

David Myers, nhà tâm lí xã hội và là tác giả cuốn sách Trực giác: Its Powers and Perilssuggère, nêu rõ việc sử dụng trực giác là có thể xác định được một người là tốt hay xấu chỉ trong vài giây, với độ chính xác chưa từng có. Ông đã đề cập trong cuốn sách rằng tổ tiên của chúng ta có thể dễ dàng biết được một người lạ là thân thiện hay thù địch khi nhìn người đó.

Tiến sĩ Judith Orloff, bác sĩ tâm thần về trực giác, nhấn mạnh tầm quan trọng của trực giác: “Nếu bạn không tin tưởng ai đó, dù chẳng có lí do gì, thì bạn vẫn luôn cân nhắc đến người này”, bà giải thích. “Nếu bạn đi bộ trên phố vào ban đêm, bạn gặp ai đó và bạn cảm thấy cần phải tránh người này, thế thì bạn sẽ đi xa khỏi người đó”.

3. Trực giác có thể giúp tìm bạn tâm giao cho bạn

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy người ta có thể dự đoán chỉ trong 3 phút một cặp vợ chồng sẽ ở bên nhau hay li dị, với độ chính xác lên đến 80%.

Nếu một ngày bạn gặp một người say đắm bạn, hãy lắng nghe trực giác của bản thân và bạn sẽ biết nếu anh ta hoặc cô ta sẽ là bạn đời tương lai của mình.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

4. Trực giác xác định con đường của chúng ta trong cuộc sống

“Hãy để trực giác đưa ra các quyết định quan trọng“, lời khuyên của Cook – CEO của Apple trong bài phát biểu nhân dịp lễ tốt nghiệp của Đại học Aubrun năm 2010. “Nếu bạn lắng nghe trực giác, nó sẽ hướng dẫn bạn và chỉ dẫn bạn đi đúng hướng”.

Ông tiếp tục: “Hãy lắng nghe bản năng trước những quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, và sau đó bạn hãy sử dụng tất cả ý chí của mình để chứng minh điều đó là đúng”.

CÁCH PHÁT TRIỂN TRỰC GIÁC

1. Biết cảm thông tự nhiên

Tưởng tượng bạn đang ở trong hoàn cảnh của ai đó. Tốt hơn nữa là hãy trải nghiệm những điều mà họ đang trải nghiệm. Nếu bạn làm nhân viên lễ tân, và ai đó từ nhà máy gọi cho bạn phàn nàn về tốc độ của máy tính, đừng ngồi trước màn hình của bạn với những bảng biểu số liệu.

Hãy đứng lên và đi xuống đó xem cái gì đang xảy ra. Hãy để cho toàn bộ con người bạn cảm nhận được và điều đó sẽ giúp bạn tăng cường trực giác của mình. Hành động, hành động, và hành động. Hãy cố gắng trải nghiệm những gì mà người khác trải nghiệm.

2. Cho phép bạn cảm nhận nỗi sợ của mình

Bạn không thích nỗi sợ hãi đúng vậy không? Nhưng phần lớn chúng ta phải sống chung với sợ hãi như là bạn bè chứ không phải kẻ thù của mình. Trừ khi bạn là siêu nhân và đã vượt qua sự sợ hãi, bạn sẽ phải tìm cách để củng cố điều này.

Nỗi sợ hãi ngăn chặn trực giác và thường tăng lên khi chúng ta chống lại nó. Hãy cho phép bản thân cảm nhận nỗi sợ. Đừng chống lại bất cứ phần nào của nó. Hãy tập trung vào nó và vượt lên nó. Bạn sẽ vượt qua phía bên kia và nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn.

Cho phép bạn cảm nhận nỗi sợ sẽ tăng cường trực giác của bạn, vì nó dạy bạn cách lắng nghe thế giới bên trong và chấp nhận nó như là nó vốn thế thay vì đấu tranh với nó.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

3. Kết nối với người khác về mặt cảm xúc

Khi bạn giao thiệp với người khác, mặt đối mặt, trên điện thoại, trên mạng, hãy đọc cảm xúc của họ. Hãy gọi tên cảm xúc của họ. Liệu người đó có đang giận dỗi, hy vọng, vui vẻ, trầm cảm hay buồn phiền? Bạn càng kết nối với cảm xúc của người khác, bạn càng hiểu hoàn cảnh xã hội và trực giác của bạn hoạt động.

Các ý tưởng trừu tượng và trực giác vì xuất phát từ bên trong bạn - nơi hình thành cảm xúc của bạn, nên bạn càng xác định được cảm xúc của người khác, bạn càng có khả năng giao tiếp thông qua trực giác. Xác định và gọi tên các cảm xúc trong bạn và người khác là một cách thực hành hiệu quả.

4. Vứt bỏ các đánh giá chủ quan

Khi bạn thấy mình đang đánh giá người nào đó hay điều gì đó, đó là năng lượng tiêu cực ngăn cản trực giác của bạn. Khi bạn nghe những tiếng chỉ trích trong đầu như “Anh ta ngu ngốc”, “Cô ta xấu”, “Tôi béo”, hay “Tôi sẽ thất bại”, hãy dừng lại và suy nghĩ - Tại sao tôi lại nói thế? Hãy vứt bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực đó.

Khi thấy mình nghĩ “Tôi sẽ không bao giờ làm cái này xong được”, tôi sẽ tự chuyển suy nghĩ đó thành “Làm thế nào để tôi làm nó xong được?”. Nếu tôi kiên nhẫn, tôi sẽ lắng nghe tiếng nói bên trong mình, nó sẽ nói cho tôi biết làm thế nào để tôi làm được.

Khi tiếng nói bên trong cất lên “Nó sẽ không thành đâu”, tôi sẽ hỏi mình “Cái phần nào trong ý tưởng này sẽ thực hiện được?” hay “Ý tưởng nào hay hơn đây?”. Một khi bạn hỏi những câu hỏi tích cực, tiềm thức của bạn sẽ đưa ra giải pháp thông qua trực giác.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

5. Tĩnh lặng

Cách tốt nhất là thiền. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngồi một mình với các suy nghĩ, cảm xúc và hình tượng hóa. Nhờ dành thời gian lắng nghe thế giới bên trong bạn, bạn sẽ thấy những điều kì diệu của chính mình. Học cách lắng nghe bản thân trong tĩnh lặng sẽ giúp bạn lắng nghe tiếng nói bên trong khi bạn không một mình và sẽ đưa bạn đến những ý tưởng trực giác khi bạn cần đến chúng.

6. Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để tạo ra trực giác mạnh mẽ. Trực giác mạnh và sáng tạo nhất sẽ đến với bạn sau những câu hỏi và các câu trả lời. Hãy tham gia một nhóm bạn và thảo luận những vấn đề phức tạp - triết học, khoa học, xã hội, logic, y học, hay văn chương.

Sức mạnh không đến từ câu trả lời, mà từ các câu hỏi, đưa bạn đến những con đường mà bạn chưa từng tới, đưa ra những câu hỏi xa hơn và nhiều câu trả lời hơn. Không có cách nào tốt hơn là thực tập trực giác bằng cách đặt các câu hỏi và trả lời chúng.

Chỉ cần lắng nghe điều này, 90% bạn sẽ thành công trong mọi trường hợp

Mỗi người trong chúng ta đều mang trong mình một con người tốt hơn, toàn vẹn hơn mà ta hoàn toàn có thể trở thành. Trí thông minh trực giác giúp những yếu tố làm nên con người của bạn, mục đích sống của bạn trở nên rõ ràng hơn và thể hiện chúng trong đời sống cá nhân và trong công việc qua những việc làm thực tế, có thể đo đếm được.

Trí thông minh trực giác sẽ dẫn đường cho bạn trở về là con người mà bạn muốn trở thành, khơi dậy lại cảm giác tự do và giúp bạn trải nghiệm sự thành công đúng nghĩa.

Theo Bestie