Chuyên gia khuyến cáo cảnh giác với các loại rau dễ dính thuốc và kim loại nặng

Để nhìn bằng mắt thường sẽ khó có thể phân biệt được đâu là rau sạch, rau bẩn. Dưới đây là các loại rau các chuyên gia liệt vào danh sách dễ dính thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, người dùng phải lưu ý.

Rau muống có khả năng nhiễm chì

Theo Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, nhiễm chì.

Thạc sỹ Nông nghiệp Trần Minh Tuấn tư vấn: Rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên. Những loại rau muống thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen, khi nhặt rau không có nhựa dính thì không nên mua vì có thể chúng được bón quá nhiều các loại phân đạm, hóa chất.

Chuyên gia khuyến cáo cảnh giác với các loại rau dễ dính thuốc và kim loại nặng

Rau muống có nguy cơ nhiễm chì cao. Ảnh minh họa

Giá đỗ "ngậm" chất kích thích

Dùng hóa chất, chất kích thích để giá đỗ mọc nhanh, dài và tươi lâu là cách mà không ít tiểu thương sử dụng. Hàng ngày, tại các hàng quán, giá đỗ bẩn vẫn được bán cho người dân và nhiều nhà hàng với giá rẻ. Nếu không nhận diện được giá sạch và giá bẩn, hậu quả cho sức khỏe là khôn lường.

Chuyên gia khuyến cáo cảnh giác với các loại rau dễ dính thuốc và kim loại nặng

Giá đỗ cũng nằm trong danh sách các loại rau siêu bẩn nhất. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia An toàn vệ sinh thực phẩm, giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn.

Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt. Trong khi đó, giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước trông giá sẽ chặt hơn, rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ, thân, lá mầm.

Rau cải có nguy cơ ngậm thuốc trừ sâu, thuốc sinh học

Những loại rau phun đẫm thuốc trừ sâu nhất phải kể đến họ hàng nhà cải. Theo người chuyên trồng rau để bán, cải dưa chống bọ nhảy đã có thuốc Padan, chống sương đã có Dinhep (Zineb bul 80WP). Tổng cộng trong một tháng trồng cải dưa phải đánh cỡ dăm lần, không kể thuốc sinh học. Cải ngồng một lứa mất tháng rưỡi phải mười lần phun còn trời ẩm thấp cứ ba ngày một lần.

Chuyên gia khuyến cáo cảnh giác với các loại rau dễ dính thuốc và kim loại nặng

Rau cải dễ ngấm nhiều thuốc sâu. Ảnh minh họa

Bắp cải, súp lơ

Không nằm ngoài danh sách "vô địch" trong các loại rau về độ “ngốn thuốc” bảo vệ thực vật là cải bắp, súp lơ. Theo chuyên gia, giống rau này, từ 5-6 ngày đã phải đánh thuốc. Tính đến lúc thu hoạch tổng cộng cỡ 14-15 lần. Rau càng kéo dài thời gian lượng đánh thuốc càng nhiều. Súp lơ cũng phải đánh cỡ 10 lần mới ổn. Người trồng thường dùng các loại thuốc như Hạ gục nhanh, Siêu tốc, Đại bàng…

Chuyên gia khuyến cáo cảnh giác với các loại rau dễ dính thuốc và kim loại nặng

Ngậm thuốc sâu "vô địch" nhất phải nói tới chính là rau súp lơ. Ảnh minh họa

Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau, củ

Theo BS Landrigan, Chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ) khuyên, để loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau củ thì rửa sạch là phương pháp phổ biến nhất. Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại.

Riêng đối với các loại rau, củ thường tồn dư nhiều thuốc trừ sâu kể trên thì theo các chuyên gia, tốt nhất là nên chọn loại được trồng hữu cơ. “Nếu đủ khả năng, chỉ nên ăn rau quả hữu cơ bởi chỉ cần ăn các thực phẩm sạch này trong 2 tuần là giảm 95% lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể”, BS Landrigan nói thêm.

 An Dương

Theo Vietq