Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả "nghệ thuật" chưa?

Hành động “chạm cốc” trong xã hội hiện đại như ngày nay không đơn giản chỉ là thói quen bên bàn nhậu, nơi bàn chuyện làm ăn mà còn rất được chú trọng, dần nâng lên thành một nét văn hóa

Hành động cụng li không đơn giản là thói quen bàn nhậu, mà còn được xem như một nét văn hóa. Nó có thể đem lại sự thành công trong công việc, sự kính nể, hay đôi khi nói lên cá tính của mỗi người. 

Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả

Văn hóa cụng li

Thông thường, trong các bữa tiệc, mọi người đều cụng li với nhau để không khí thêm phần vui vẻ, phấn khởi và có bao giờ bạn tự hỏi thói quen này bắt nguồn từ đâu không? Có hai nguồn thông tin lí giải cho thói quen này:

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ.

Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả

Trước khi vào cuộc, các đấu sĩ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá.

Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhiên phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Một giả thuyết khác là cụng li được sử dụng như một phương pháp giúp hạn chế phần nào việc bị đầu độc. Do cụng li mạnh khiến đồ uống của mọi người có thể bắn từ cốc này sang cốc kia và trộn lẫn với nhau nên những âm mưu hãm hại người khác cũng vì thế mà bị hạn chế.

Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả

Quan điểm thứ ba cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.

Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái thú vui khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.

Cụng li thế nào là đúng?

Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả

Để trở thành người có “văn hóa cụng li” đầu tiên là việc bạn phải xác định rõ ai là chủ tiệc. Có thể dựa theo độ tuổi, cấp bậc, hay vị trí. Chỉ khi người chủ tiệc nâng li, tuyên bố lí do, thì sau đó màn cụng li mới được bắt đầu.

Sau khi xác định chủ tiệc, bạn sẽ phải xác định những đối tượng cụng li tiếp theo là những ai. Điều này hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định thái độ của bạn trong cả cuộc nhậu. Cụng li với bố vợ tương lai hay sếp đương nhiên sẽ khác với mấy thằng bạn. Cụng li với người mới quen khác với người đã thân. Xác định đối tượng cụng li còn giúp bạn xác định cả vấn đề chia tiền sau khi tàn cuộc.

Cụng li nhiều nhưng bạn đã biết đằng sau đó là cả

Thường thì khi cụng li với người lớn hơn mình, chúng ta sẽ phải để miệng li thấp hơn miệng li của đối tượng 1-2cm, tay còn lại cũng để ở cổ tay cầm li để thể hiện thái độ tôn kính. Đối với cấp trên, miệng li của mình cũng sẽ để thấp hơn.

Còn đối với bạn bè thì rất dễ, chỉ cần li chạm nhau lên tiếng và “dzô dzô chạm cốc”- dĩ nhiên cũng còn tùy mức độ bạn bè. Đối với những người khi lần đầu bạn gặp, để tỏ lòng tôn trọng, bạn cũng nên hạ thấp miệng li của mình khi cụng li. Đó giống như một phép lịch sự vậy.

Theo Bestie