Đã thi hành án tử tù Nguyễn Hải Dương

Sáng sớm, lực lượng chức năng đưa tử tù Nguyễn Hải Dương đến điểm thi hành án ở một trại giam và tổ chức tiêm thuốc độc.

Sáng 17/11, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước cho biết cơ quan chức năng đã hoàn tất việc thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương (quê An Giang, người gây vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước).

Tội ác của tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước 

Sau khi sát hại 6 người trong căn biệt thự, 3 kẻ giết người lần lượt đền tội. Ngày 17/11, cơ quan chức năng thi hành án đối với tử tù Nguyễn Hải Dương.

Theo đó, Hội đồng thi hành án đã đưa tử từ trại giam ở Bình Phước xuống một trại giam của Bộ Công an đóng tại tỉnh Bình Dương. Tại đây, Nguyễn Hải Dương được đưa vào phòng thi hành án để tiêm thuốc độc.

Khi kết thúc thi hành án, thi thể tử tù được hội đồng thi hành án làm các thủ tục liên quan để chuẩn bị bàn giao cho gia đình. 

Ông Trí nói việc thi hành án được tổ chức lúc 6h cùng ngày. Sau khoảng một giờ, mọi việc đã hoàn tất. 

Đã thi hành án tử tù Nguyễn Hải Dương
Nguyễn Hải Dương trong phiên xử sơ thẩm. Ảnh: Hải An. 

Tháng 7/2015, Nguyễn Hải Dương (quê An Giang) cùng Vũ Văn Tiến ra tay sát hại 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước). 

Theo nội dung vụ án, sáng 5/7/2015, Dương cùng Trần Đình Thoại đến nhà ông Mỹ với mục đích giết người cướp tài sản nhưng thất bại. Sau đó Thoại không đi nữa nhưng vẫn mua dao giúp Dương gây án.

Đến rạng sáng 7/7/2015, Dương cùng Tiến từ Hóc Môn xuống Bình Phước, sau đó đột nhập vào căn biệt thự của ông Mỹ rồi khống chế 6 nạn nhân để Dương ra tay sát hại. Sau khi gây án cả 2 còn lấy đi tiền và một số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng.

Dương khai nhận thực hiện hành vi sát hại 6 người trong gia đình ông Mỹ là để trả thù tình khi bị chị Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) từ chối tình cảm.

Ngày 17/7/2015, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến án tử hình, Trần Đình Thoại 16 năm tù về 2 tội danh Giết người và Cướp tài sản.

Chiều 18/7, tòa cấp phúc thẩm tuyên y án, giữ nguyên mức án dành cho các bị cáo. 

Đã thi hành án tử tù Nguyễn Hải Dương
Chặng đường trả án của Nguyễn Hải Dương và đồng bọn. Đồ họa: Như Ý - Hoàng Lam

Ngọc An

Đồ họa: Như Ý- Hoàng Lam

Theo Zing

 

--------------------------

Xem thêm:

Nguyện vọng cuối của tử tù Nguyễn Hải Dương trước khi bị tiêm thuốc độc tử hình ngày 17/11

Ngày 17/11 tới, Nguyễn Hải Dương, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người một nhà tại Bình Phước sẽ bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nguyện vọng cuối cùng được hiến xác cho y học của tử tù này khiến nhiều người ớn lạnh.

Ngày 17/11, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương- tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ hơn hai năm trước.

Trước khi tử hình, Nguyễn Hải Dương bàn bạc với người thân để xin được thực hiện nguyện vọng cuối cùng - hiến xác cho y học nhằm chuộc lại 1 phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ.

Tử tù Nguyễn Hải Dương muốn được hiến xác cho y học

Tuy nhiên, nguyện vọng này rất có thể không bao giờ được thực hiện vì rất nhiều lý do liên quan tới khoa học.

Trước đó, theo thiếu tướng Trần Thế Quân (Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an), việc tử tù muốn hiến tạng, hiến xác đã đặt ra từ lâu. Nhưng còn nhiều vướng mắc đặt ra nếu chấp nhận cho tử tù hiến tạng, hiến xác:

Nguyện vọng cuối của tử tù Nguyễn Hải Dương trước khi bị tiêm thuốc độc tử hình ngày 17/11

Thứ nhất, thiếu tướng Quân cho rằng hiện nay tử tù bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên cơ thể, nguồn tạng sẽ không được đảm bảo.

Ngoài ra, việc hiến tạng được tiến hành trước hay sau khi thi hành án cũng là một câu hỏi khó giải đáp. Bởi lẽ mục đích của việc tử hình không chỉ nhằm trừng trị tội ác tử tù đã gây ra mà còn để bản thân tử tù hiểu được và tiếp nhận hình phạt này. Nếu chấp thuận việc hiến tạng trước khi thi hành án thì mục đích này sẽ không đạt được đầy đủ.

Thứ hai, cần lưu ý đến cả vấn đề chất lượng mô, tạng trong trường hợp chấp nhận cho hiến bởi thực tế có nhiều tử tù mang rất nhiều bệnh tật, bệnh truyền nhiễm, thậm chí là HIV.

Thứ ba, yếu tố tâm linh cũng là vấn đề cần quan tâm bởi nếu người được ghép tạng nghĩ đến việc trong cơ thể mình đang mang bộ phận của một tử tù từng phạm trọng tội thì chắc hẳn ai cũng có nhiều băn khoăn.

Nguyện vọng cuối của tử tù Nguyễn Hải Dương trước khi bị tiêm thuốc độc tử hình ngày 17/11

Nguyện vọng cuối cùng có thể không được thực hiện vì rất nhiều lý do

Về ý kiến cho rằng nên có hành lang pháp lý để đáp ứng nguyện vọng hiến tạng, hiến xác của tử tù, Thiếu tướng Quân nói: “Nếu quy định việc này thì nhất thiết phải quy định trong luật chứ không thể quy định trong văn bản dưới luật.

Trên thực tế rất ít trường hợp tử tù xin hiến tạng, hiến xác. Khi nào có nhiều trường hợp thì sẽ đưa ra bàn bạc chứ không thể vì một, hai trường hợp cá biệt mà sửa luật được”.

Chiều 26/10/2016, trung tướng Nguyễn Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp – Bộ Công an) khẳng định pháp luật chưa cho phép tử tù được hiến tạng, hiến xác.

“Thời điểm này không nên đặt vấn đề cho tử tù hiến xác vì rất bế tắc, không thể thực hiện được khi bị án bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng tử tù”, trung tướng Ngọc Anh nhận xét.

Phía Đại học Y dược TP HCM (đơn vị tiếp nhận thi hài của người tự nguyện hiến xác) tỏ ra khá bất ngờ trước nguyện vọng hiến xác của Nguyễn Hải Dương.

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn giải phẫu học của bệnh viện này cho biết từ trước đến nay, hệ thống các trường đào tạo y tế trong cả nước chưa ghi nhận sử dụng thi hài nào của người bị tử hình để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nguyện vọng cuối của tử tù Nguyễn Hải Dương trước khi bị tiêm thuốc độc tử hình ngày 17/11

Cũng theo bác sĩ Vũ, mặc dù luật không cấm tử tù được hiến xác nhưng khó để thực hiện vì hiện tại chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể với trường hợp người bị kết án tử hình xin hiến xác.

Ngoài ra, Đại học Y dược TP HCM cũng có quy định riêng về việc nhận thi hài để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:

Chỉ nhận thi hài của người đang sinh sống tại TP HCM, không nhận từ các tỉnh thành khác; không nhận thi hài của người qua đời vì bệnh truyền nhiễm hay tai nạn gây hư tổn nặng các bộ phận cơ thể; không nhận thi hài những trường hợp tự tử hoặc có dính dáng đến pháp luật.

Vậy nên dù pháp luật rất hoan nghênh những người có ý định cống hiến cho y học. Tuy nhiên, tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác không phải là điều dễ dàng.

Về vấn đề này, GS Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia – Phó giám đốc bệnh viện Việt Đức) cho biết hiện pháp luật chưa công nhận tử tù được hiến tạng, hiến xác nên ngành y tế không có ý kiến gì.

Theo Đời sống Pháp luật/emdep