Đặc sản chả cá: Nhìn một lần sợ cả đời

Vận chuyển ở thời điểm ít bị kiểm soát, những bao tải cá liệu có hoàn toàn tươi ngon?

5h sáng dường như là thời gian buôn bán tập nập nhất để các mối buôn cá phân phối ra các chợ dân sinh. Sau một quãng đường lòng vòng, chiếc xe dẫn phóng viên đến một chợ dân sinh thuộc khu vực Gia Lâm.

Tại đây, những con cá ướp với đá lạnh nhanh chóng được đổ vào những chậu lớn và phân loại. Ngay lập tức các khách quen chủ yếu là khách mua cá để làm hàng có mặt để lấy hàng, vài phút sau số lượng người đến lấy hàng đông đúc hơn, phần lớn trong đó được xác định là các chủ hàng cơm, hàng bún xung quanh chợ.

Đặc sản chả cá: Nhìn một lần sợ cả đời

Ảnh cắt từ video của ANTV

Một tiểu thương buôn bán cá cho biết: "Cá này để làm chả với làm hàng đấy. Một đống để bao tải đây".

Tiếp cận một người bán cá ươn ôi ngay tại chợ. Sau một hồi thuyết phục, phóng viên được người này dẫn đến một cửa hàng chả sử dụng nguyên liệu là cá ở đó.

Chủ cửa hàng bán chả cá cho hay: "Chả cá bán hàng tám đồng. Lấy bao nhiều? Mai đến lấy".

Sau một hồi thuyết phục chủ hàng chả đã đồng ý cho phóng viên đến nơi làm chả tại nhà. Tại đây, nguyên liệu cá được cho vào một tủ cấp đông lớn, sau đó được say nhuyễn, pha trộn với thịt và chiên rán lên qua một chảo dầu lớn.

Đặc sản chả cá: Nhìn một lần sợ cả đời

Ảnh cắt từ video của ANTV

Tuy nhiên, không chỉ dùng cá ươn ôi làm nguyên liệu, trộn giữa cá ươn đã nổi bụng và cá tươi tại các chợ cũng là mánh lới của nhiều tiểu thương. Bởi khi mổ bụng cá ra bán thì không phải ai cũng nhận biết được đâu là cá sống, đâu là cá chết.

Một người đã bán cá trắm 11 năm cho biết: "Cá cắt khúc sẵn là cá trắm. Cá cắt khúc mà cá trắm chỉ 30 nghìn/kg thì là cá chết. Cá chết mới bán rẻ thế còn cá sống không có giá rẻ như thế. Chị đi chợ 11 năm trong nghề rồi chỉ có cá chết nó mới bán rẻ như thế. 30 nghìn một cân là cá chết, không ngon".

Chuyên gia Lê Thị Tân cho biết: "Cá ươn dù chế biến dưới bất kì hình thức gì, dùng nhiều gia vị để mất mùi ôi, ươn, tanh, vẫn không tránh được sự ôi thiu, giá trị dinh dưỡng giảm đi. Chúng ta ăn có cảm giác không ngon.

Sau khi giết mổ xong chưa bị phân hủy ngay thì cá ấy vẫn là cá sạch, nhưng khi đã ươn rồi, mắt cá lồi, chúng ta ấn vào mình cá thì nó lõm xuống rất sâu, bỏ tay ra nó lâu mới trở lại vị trí ban đầu".

Khi cá chết, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Trong quá trình bị phân hủy sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi sắc màu thành phân đạm histidin.

Chất đạm này chuyển hóa thành axit amin độc - có tên là histamin, histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín. Do vậy, hãy cẩn trọng khi chọn cá cho các bữa ăn.

Theo Ttvn