Đời người không như ý là lẽ thường, chịu oan ức mới thành công

Lý trí là khả năng phân biệt rõ quan hệ đúng-sai, lợi-hại và kiểm soát được hành vi của mình. Người có lý trí chính là làm chuyện gì cũng phải có mức độ, giữ được cân bằng, không làm gì quá đáng.

Có lý trí, chúng ta mới biết nên làm gì, không nên làm gì, những chuyện lý trí công nhận thì có tám chín phần là đúng; mà những chuyện lý trí không cho phép làm, đều là những chuyện không nên làm hoặc không thể làm trong trạng thái bình thường. Có lý trí, chúng ta mới biết nên làm thế nào, không nên làm gì.

Đời người không như ý là lẽ thường, chịu oan ức mới thành công

Những cao tăng đắc đạo thông thường đều là người có lý trí, vì họ đã loại bỏ thất tình lục dục, không còn sự theo đuổi công danh tư lợi, tu luyện được tâm thái cân bằng; biết rằng bất cứ chuyện gì cũng không được làm quá mức, hiểu được con đường trung dung (con đường ở chính giữa hai thái cực tốt và xấu; lợi và hại)

Lý trí có thể giúp con người đánh giá thời thế để dự đoán trước biến hóa, phát huy sở trường và né tránh điểm yếu, đi đến với thành công. Còn người thiếu lý trí, luôn luôn hành động theo sự nóng nảy nhất thời, hao phí thời gian, tinh lực, đến cuối cùng không có chuyện gì thành công cả, thậm chí còn thất bại thảm hại.

Có lý trí, chúng ta mới có thể đối đãi chính xác với mọi loại cảnh ngộ cuộc đời. Thắng không kiêu, bại không nản, gặp chuyện thuận lợi không cũng không vội vui mừng thái quá, chịu cảnh lạnh nhạt thậm chí là bị sỉ nhục cũng giữ được bình tĩnh. Không có lý trí, thì sẽ vì quá tự mãn mà quên mất cân nhắc hành vi lời nói, hoặc vừa gặp chuyện là đã nóng nảy mất bình tĩnh, hoặc là mất đi lòng tin, hoặc là đánh mất phương hướng trong cơn giận dữ.

Vậy thì, người có một trái tim lý trí trong đời làm cách nào áp dụng vào thực tế?

Người có lý trí trong lúc làm việc, sẽ duy trì một tâm thái cân bằng và một cái đầu bình tĩnh, sẽ cởi bỏ ích kỷ và tư lợi; sẽ có một tấm lòng khoan dung độ lượng.Gặp chuyện sẽ giữ sự bình tĩnh tương đối, sẽ suy nghĩ chu toàn, xử lý những vấn đề phát sinh; sẽ dùng tam trạng vui vẻ để ứng phó những vấn đề và khó khăn xảy ra trong cuộc đời.

Người không lý trí, gặp chuyện là sẽ bộc phát tính nóng nảy, hành động mà không suy nghĩ; tức giận đến nổi làm ra một số chuyện hại người hại mình. Người mất đi lý trí, khi gặp chuyện sẽ rất cực đoan, sẽ gây ra những hành vi nguy hiểm; thậm chí là rơi vào vực sâu của tội ác. Người thiếu lý trí dễ nóng nảy, lỗ mãng là do hiểu biết và kinh nghiệm không đủ gây ra.

Những người lớn tuổi, hiểu biết tương đối nhiều, kinh nghiệm phong phú, tương đối có trí tuệ hơn, gặp chuyện thì có thể dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để suy nghĩ chu toàn, cân bằng quyền lợi, từ đó kiểm soát được cảm xúc nóng vội của mình. Người có một trái tim lý trí, sẽ có tấm lòng rộng mở.

Tấm lòng rộng mở chính là một loại lý trí, một loại sức quyến rũ của nhân cách, một loại tinh thần. Lý trí đại diện một loại phẩm chất cao thượng, không lý trí tức là tính nóng nảy vốn sẵn có trong cơ thể cá nhân của người lỗ mãng.

Một khi lý trí của con người bị ngăn trở, thì ham muốn quá mức sẽ chiếm được vị trí chi phối. Một tấm lòng rộng mở được rèn luyện từ rất nhiều sự oan ức mà có, trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải rất nhiều điều oan ức, làm tâm hồn chúng ta bị hành hạ. Nhưng mà, lại không thể phủ nhận rằng, mỗi người đặc biệt là những người thành công đều là mang theo sự oan ức để trưởng thành.

Tuyệt đối không lỗ mãng, không nóng nảy, làm một người có lý trí. Tục ngữ nói, đời người không được như ý là chuyện bình thường. Khoan dung người khác, tận tâm làm việc, nhưng không cưỡng cầu kết quả cuối cùng, lấy tâm an hòa bình tĩnh để đối diện với mọi sự.

Nhường nhịn người khác, lấy đức báo oán không phải là sợ hãi, mà là một loại phong độ khiêm cung và là một cảnh giới cao

Trên lộ trình dài của cuộc đời, mỗi một bước đi đều khó tránh sẽ gặp phải chuyện không vui và không vừa ý, rất nhiều chuyện phiền muộn cũng thường xuyên vây lấy chúng ta. Lời trách mắng vô căn cứ, sự nghi ngờ tự bịa đặt, thậm chí là những lời ngồi lê đôi mách phía sau lưng…

Nếu như chúng ta không thể tất nhiên sẽ sống vô cùng mệt mỏi, đời người cũng vì vậy mà mất đi rất nhiều điều thoải mái và tốt đẹp. Mọi người đều ca ngợi lòng bao dung, thường hy vọng có được sự thông cảm và bao dung của người khác. Tiếc là, trong lúc chúng ta hy vọng nhận được sự bao dung thông cảm của người khác, thì lại không nghĩ đến rằng người khác cũng hy vọng nhận được sự bao dung của mình.

Nhường nhịn người khác, lấy đức báo oán không phải là sợ hãi, mà là một loại phong độ khiêm cung và là một cảnh giới cao. Có người cho rằng, bao dung là xem nhẹ sai lầm, là biểu hiện của kẻ yếu muốn trốn tránh phiền toái.

Thật ra không phải vậy, ngược lại, bao dung là biểu hiện đầy lý trí và lòng nhân ái của kẻ mạnh, là một loại trí tuệ, có thể biến giận thành mừng và chuyển buồn thành vui, là một loại trí tuệ phi thường. Chỉ có kẻ yếu với lòng dạ hẹp hòi, tự mình khóa chặt mình mới keo kiệt thể hiện lòng khoan dung. Người có một trái tim lý trí, sẽ thông cảm cho nổi khổ của người khác.

Lý trí là con đường tốt nhất để khai mở cánh cửa trực giác

Một người lòng dạ hẹp hòi, tầm nhìn nông cạn, thường khắc khe với người khác, là vì sự xung đột mâu thuẫn trong lòng anh ta lâu ngày không được giải thoát, rất dễ gây ra căng thẳng trong quan hệ giao tiếp, cách xử lý sự việc thì bất cẩn và sai lầm, mọi chuyện không tốt đổ dồn lên trên người,bản thân anh ta cũng sống rất nặng nề, lo buồn không vui.

Vì vậy, học cách thông cảm nổi khổ của người khác, có lẽ chính là sự tu luyện cao thâm nhất và gian nan nhất trong cách xử sự của đời người, sự tu luyện của người nào đặc biệt nhất, thành công nhất, thì người đó nhận được lợi ích nhiều nhất trong cuộc sống. Do vậy thành ngữ mới có câu “chịu thiệt là phúc, nhẫn nhịn là đức”.

Thông cảm nổi khổ của người khác là sự tu dưỡng và đạo đức tốt đẹp mà chúng ta nên có. Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, người có một trái tim lý trí, nên giỏi về hoán vị suy nghĩ. “Hoán đổi suy nghĩ”, nói thì dễ, nhưng làm thì lại không phải chuyện dễ.

Có nhiều lúc, tính nóng nảy chiến thắng lý trí, một câu “ác ngôn” (lời ác độc), đủ khiến người ta mất đi sự thấu hiểu, cho dù là đang là mùa xuân ấm áp, cũng cảm thấy lạnh giá thấu xương; một câu “thiện ngôn” (lời thiện lành), cho dù gió lạnh càngquét, gió Bắc thổi mạnh, cũng cảm nhận được một chút ấm ấp, ấm vào tận đáy lòng của mọi người.

Giao tiếp với người khác, nên học cách hoán vị suy nghĩ, đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ một chút, trong lúc nói chuyện, cẩn trọng trong từng câu nói sắp nói ra, có những câu nói, cần suy nghĩ kỹ rồi mới mở miệng. 

Khi bản thân hài lòng, người khác lại không hài lòng, rất nhiều chuyện chưa chắc đã vừa ý lòng người. Khi không được như ước muốn, tâm mà nhỏ bé, thì dù là chuyện nhỏ cũng xé ra to; tâm mà rộng lớn, chuyện có lớn đến đâu, cũng trở thành nhỏ nhặt. Khi không được như ước muốn, hãy thử hoán vị suy nghĩ, tâm trạng cũng sẽ trở nên tốt hơn. Học cách hoán vị suy nghĩ.

Dùng tấm lòng chân thành để giao lưu, dùng thật tâm đổi lấy thật tâm. Thì quả chín thơm ngọt, sẽ không ở đâu xa, còn quả đắng chỉ có thể tránh xa chúng ta, và mất bóng vĩnh viễn. Học cách hoán vị suy nghĩ, bạn bè sẽ không bị ít dần đi, ngược lại sẽ càng ngày càng nhiều.

Theo PNN