Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Rệp giường là loại côn trùng hút máu và sản sinh rất nhanh. Vết cắn của chúng khiến chúng ta cảm thấy rất ngứa và khó chịu. Vậy làm thế nào để tiêu diệt loại côn trùng này?

Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Rệp giường là gì?

Rệp giường là một loại côn trùng có kích thước nhỏ khoảng 3 - 4 cm, không có cánh, hình bầu dục, có màu nâu cánh gián. Chúng tuy không bay nhưng có thể di chuyển một cách nhanh chóng trên sàn nhà, trần nhà, tường.

Rệp duy trì sự sống của mình bằng cách cắn và hút máu động vật hoặc người. Rệp đẻ rất nhiều. Nếu ở trong điều kiện thuận lợi về môi trường và dinh dưỡng, hàng tháng rệp có thể đẻ đến 3 lứa, mỗi lứa là hàng trăm trứng có kích thước bằng hạt bụi.

Môi trường lây nhiễm rệp giường

Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Chúng có thể ẩn náu ở bất cứ đâu: Quần áo, giường, ghế sofa hoặc nhiều thứ khác. Với thân hình mỏng dẹt, chúng dễ dàng giấu mình mà không bị phát hiện. 

Không sống ở tổ như loài ong hay kiến, chúng chọn những nơi khó trông thấy như nệm, khung giường,.. để trú thân và tiếp cận với cơ thể người trong đêm.

Theo thời gian, chúng sẽ phân tán ra các phòng khác và chọn những vị trí kín đáo để ở. Rệp cũng có thể lây sang các nhà hàng xóm gần đó.

Bạn nghĩ rằng nhà có rệp là nhà bẩn? Sai hoàn toàn! Bởi rệp chủ yếu sống bằng máu và trú ở nơi kín đáo nên kể cả nhà bẩn hay thậm chí là những nơi sạch sẽ như khách sạn cũng đều có thể có rệp.

Dấu hiệu bị rệp cắn

Rệp chủ yếu hoạt động vào ban đêm khi con người đang ngủ. Chúng ăn bằng cách đâm mỏ dài xuyên qua da và hút máu trong khoảng 3 - 10 phút đến khi no căng rồi lặng lẽ bỏ đi. 

Một điều kì lạ và thú vị chính là rệp có thể sống sót trong 1 năm mà không ăn gì.

Dù không gây ra bệnh truyền nhiễm nhưng những vết cắn của chúng rất ngứa. 

Không giống triệu chứng giời leo ở mắt cá chân, rệp cắn ở bất kì vùng da hở nào khi bạn ngủ. Vì vết cắn không có đốm đỏ ở giữa như vết bọ chét cắn nên vết rệp cắn đôi lúc bị nhầm lẫn với vết muỗi đốt.

Làm thế nào phát hiện ra sự có mặt của rệp?

Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Sau khi bạn ngủ dậy mà phát hiện mình bị vết đốt ngứa như trên, có hai khả năng xảy ra là muỗi đốt và rệp cắn. Để nhận dạng có phải rệp cắn không, hãy kiểm tra những dấu hiệu sau:

- Vết máu trên chăn hoặc vỏ gối của bạn.

- Đốm đen trên tấm nệm, quần áo ngủ, trên tường – đây có thể là phân của rệp.

- Những nơi có dấu hiệu của phân rệp, trứng rệp hoặc vùng da chết.

- Nơi rệp trú ẩn sẽ tỏa ra mùi mốc.

Cách triệt tiêu rệp giường

Một khi đã có rệp trong nhà thì bạn sẽ rất khó loại bỏ hết được chúng. Bởi chúng không chỉ đẻ nhanh, đẻ nhiều mà còn nhịn ăn cũng rất giỏi.

Có rất nhiều loại thuốc xịt hóa chất diệt rệp giường bày bán trên thị trường. Nhưng bạn có muốn xịt những hóa chất độc hại ấy lên chỗ mình nằm ngủ không? Nhất là sau bao nhiêu năm tiến hóa, rệp đã có khả năng đề kháng lại các chất hóa học ấy.

Vậy thì sau đây là những cách diệt rệp tự nhiên tốt nhất mà bạn nên áp dụng:

1. Kiểm tra và phòng ngừa kĩ lưỡng

Đừng trì hoãn việc phát hiện sớm và tiêu diệt lũ rệp ấy. Càng sớm bao nhiêu, giường của bạn càng sạch sẽ, càng an toàn cho sức khỏe bấy nhiêu. Bạn nên nhớ chúng rất nhỏ và khó phát hiện. Vì thế hãy chuẩn bị 1 đèn pin và 1 tấm gương nhỏ và bắt đầu tìm kiếm:

- Kiểm tra các tấm nệm , các lớp lò xo dưới nệm và các vết nứt ở đó.

- Tìm những vết ố nâu trên giường. Đó có thể là phân rệp hoặc vết máu khô.

- Kiểm tra kĩ các vết nứt ở khung giường.

- Đừng quên kiểm tra đầu giường và mặt sau của nó.

2. Loại bỏ tự nhiên

Bạn hãy phủi chúng đi hoặc lấy khăn giấy bóp chúng, hút chúng ra hoặc lấy băng dính bắt chúng. Hãy áp dụng mọi cách tự nhiên nhất để lấy chúng ra khỏi hang ổ.

3. Giặt là đồ chăn ga gối nệm

Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Bạn hãy mang tất cả những đồ chăn ga gối nệm hoặc thú bông gần giường đem đi giặt là. Cách tốt nhất là giặt bằng nước nóng và sấy khô chúng ở nhiệt độ cao. Đối với những đồ không cho vào máy sấy được như thú bông, hãy phơi chúng ở nơi thoáng mát.

4. Đóng băng rệp

Một số thứ không đem đi giặt được thì hãy gói vào túi và đặt vào tủ đá. Nhiệt độ thấp đột ngột sẽ khiến cho rệp và trứng rệp bị tiêu diệt.

5. Hút bụi cẩn thận

Trước khi hút bụi, bạn nên dùng bàn chải cứng để chà lên nệm, vỉa hết rệp và trứng rệp tồn tại ở nệm. Hoặc có thể dùng máy hút bụi nhỏ hút bụi trên cả hai mặt đệm.

Hút bụi kĩ càng ở khu vực giường ngủ và xung quanh. Sau khi hút bụi, lập tức đặt túi máy hút bụi vào một túi nilon và di chuyển nhanh ra thùng rác ngoài.

6. Diệt bằng tinh dầu

Tinh dầu trà xanh, tinh dầu cây tuyết tùng và tinh dầu cam rất có ích trong việc diệt bọ rệp. Trộn tinh dầu với chút nước và xịt chúng ở khắp không gian xung quanh bạn.

7. Bỏ đói rệp

Dù rệp nhịn đói giỏi đến mấy nhưng nếu quá hạn cũng sẽ bị chết. Vì thế hãy bọc chặt lấy nệm và hộp lò xo vào túi có khóa kéo để ngăn rệp xâm nhập hay thoát ra ngoài. Hãy cố gắng giữ chúng khoảng hơn 1 năm để đảm bảo rệp đã bị chết.

8. Loại bớt "nhà ở" của rệp

Giường sạch đến mấy vẫn có thể có rệp: Cách diệt rệp không cần hóa chất để bảo vệ gia đình

Rệp không cần phân biệt nơi sạch sẽ hay bừa bộn. Nhưng việc dọn đống đồ thừa dưới gầm giường sẽ giúp giảm bớt chỗ trú ẩn cho rệp.

Và bạn đừng quên sửa lại những vết nứt trên tường hay ở thành giường. Dùng thạch cao trát lại chỗ hở trên tường; dán hoặc che những vết nứt ở thành giường.

Phòng chống triệt để

Mua lớp bọc chống rệp giường cho chăn ga gối nệm và hộp lò xo. Đây là sự đầu tư đáng tiền để bảo vệ cả giấc ngủ vàng và sức khỏe của bạn lẫn tuổi thọ của chăn ga gối nệm.

Bít chặt những vết nứt, mối nối ở đầu giường, khung giường.

Gài bẫy bắt rệp. Đây là phương pháp vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp phát hiện ra rệp và ngăn chặn chúng dễ dàng. Bạn hãy nhớ kiểm tra và đặt bẫy thường xuyên.

Hãy chia sẻ kết quả nếu như bạn đã áp dụng thành công những phương pháp này.

* Theo WebMD/Soha