Hiểm hoạ ung thư khi ăn lẩu sai cách

Lẩu là món khoái khẩu của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là trong những ngày đông rét mướt. Nhưng ít ai biết rằng, ăn lẩu thường xuyên dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá và ung thư trực tràng.

Nguy cơ từ thực phẩm bẩn

Lẩu là một món kỳ công, với rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Lẩu thường được chế biến với nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, thịt gà đặc biệt là thịt lợn.

Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Trong một khoảng thời gian dài, người ta lo ngại các loại nấm lẩu có thể gây ung thư. Và cho đến hiện nay, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của nấm lẩu vẫn là câu hỏi chưa nhận được lời đáp thoả đáng.

Nấm có rất nhiều loại như linh chi, đùi gà, kim châm trong đó nấm kim châm được ưa chuông hơn cả bởi vị ngọt, mềm và dễ ăn.

Tuy nhiên trong thực tế đã phát hiện nhiều trường hợp nấm kim châm có chứa chất độc hại acid Citric công nghiệp, một chất dùng để tẩy trắng và gây hại trực tiếp lên hệ thần kinh.

Hiểm hoạ ung thư khi ăn lẩu sai cách

Lẩu là món ưa chuộng mùa đông, nhưng không đúng cách có thể gây hậu quả khôn lường

Các loại nấm chủ yếu có nguồn tốc từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, được bọc sẵn trong các túi nilon tuỳ loại có nhãn mác hoặc không, loại đóng gói thủ công không rõ xuất sứ đảm bảo hay hạn sử dụng.

Trong khi đó nấm rất dễ hỏng, lên men gây nhiễm khuẩn. Do vậy, khi ăn lẩu rất dễ bị ngộ độc nấm với triệu chứng thông thường là đau bụng, nôn mửa, đi ngoài liên tục.

Với những người có thói quen ăn lẩu tái, sống thì nguy cơ ngộ độc hoặc tạp chất gây hại chưa được tiệt trùng đi vào cơ thể là rất lớn.

Sau một khoảng thời gian tích tụ, đây là những mầm mống của các khối u ác tính của bệnh ung thư dạ dày, trực tràng…

Đừng ăn quá nóng, quá lâu

Ăn sống tái có thể gây ung thư, nhưng ăn lẩu quá nóng cũng dẫn đến nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm khác.

Các cơ quan như khoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chỉ chịu được nhiệt độ cao tối đa từ 50 đến 60 độ.

Trong khi đó, nhiệt độ trong nồi lẩu có thể lên đén 120 độ, thức ăn vừa gắp ra khỏi nồi vượt quá 60 độ.

Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính.

Thức ăn được đưa vào cơ thể hàng ngày, vì vậy nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, không được chữa trị kịp thời, dần dần gây ra bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.

Hiểm hoạ ung thư khi ăn lẩu sai cách

 Ăn lẩu quá nóng có thể là viêm loét dạ dày

Một thói quen thường gặp khác là ăn lẩu quá lâu, khi ăn còn trò chuyện hoặc nâng ly chúc tụng mà không biết rằng đây là thói quen gây hại.

Khi ăn lẩu quá lâu trong môi trường nhiệt độ cao làm tăng đột biến lượng Cholesterol trong máu, dẫn đến rối loạn đường tiêu hoá.

Nước lẩu đun lâu đã biến chất, sinh ra chất Nitrit. Nước dùng càng lâu hàm lượng Nitrit càng lớn, và sau 60 phút thì các tạp chất đã ở ngưỡng có thể gây nguy hiểm.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, Nitrit là chất có tính độc hại bởi nó có thể chuyển hóa thành các dạng sản phẩm có thể gây ung thư.

Nitrit có tác dụng oxi hóa huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu để hình thành Methemoglobin không có khả năng vận chuyển Oxi cho máu giống như Hemoglobin.

Đặc biệt nguy hiểm hơn là cơ thể trẻ em không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa Methemoglobin trở lại thành Hemoglobin.

Vì vậy nếu bị ảnh hưởng lâu ngày của Nitrit trẻ sẽ mắc các bệnh da xanh, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Với người lớn, chất Nitrit có thể sinh ra trong quá trình ăn lẩu kết hợp với các chất acid Amin trong thực phẩm hình thành nên một hợp chất Nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư, gây nhiễm độc gan, ung thư gan hoặc dạ dày.

Lời khuyên từ các chuyên gia y tế khi ăn lẩu nên thay nước dùng sau 30 phút và không nên ăn lẩu quá lâu, quá nóng.

Theo vietq