Khi bệnh tim “tấn công”, trên cơ thể sẽ có 3 phản ứng kỳ lạ

3 dấu hiệu bệnh tim mạch: 1. Cholesterol lắng đọng quanh mí mắt, 2. Rụng tóc, hói ở một số vị trí, 3. Có nhiều đường rãnh, nếp gấp ở dái tai.

Luôn được ví như "kẻ giết người thầm lặng", bệnh tim có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh ngay lập tức… nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên toàn cầu tử vong do các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Riêng tại Việt Nam, trong một thống kê năm 2016 cho thấy có khoảng 170.000 người tử vong vì bệnh tim, chiếm đến 31% trong tổng số ca tử vong của cả nước. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức về triệu chứng và dấu hiệu bệnh tim mạch là yếu tố tiên quyết giúp bạn và người thân tránh được hiểm nguy.

khi-benh-tim-“tan-cong”-tren-co-the-se-co-3-phan-ung-ky-la

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong đột ngột ở người nhiều nhất.

 

Theo các chuyên gia từ Hiệp hội Da liễu Mỹ (AAD), ngoài các dấu hiệu phổ biến như đau ngực, đau tim… thì trên cơ thể bạn cũng có thể "phát tín hiệu" cảnh báo sớm bệnh tim. Một khi bạn hoặc gia đình có những dấu hiệu này thì phải khẩn trương đi khám.

3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên cơ thể

1. Cholesterol tích tụ quanh mí mắt

Theo Medicalnewstoday – chuyên trang sức khỏe được truy cập nhiều thứ 3 nước Mỹ, các chất béo tự nhiên và cholesterol có thể phát triển thành các khối u xung quanh mí mắt. Tình trạng này được Hiệp hội Da liễu Mỹ gọi bằng cái tên xanthelasma.

Dựa trên tài liệu của trường Đại học Y Harvard (Mỹ), tình trạng lắng đọng cholesterol ở mí mắt có liên quan mật thiết đến cholesterol cao, suy giáp hoặc các bệnh lý tim mạch. Một nghiên cứu trên tạp chí BMJ Case Reports năm 2011 phát hiện, cholesterol ở mí mắt là dấu hiệu sớm của một cơn đau tim và bệnh tim.

khi-benh-tim-“tan-cong”-tren-co-the-se-co-3-phan-ung-ky-la

Khi cholesterol tăng cao, chúng sẽ làm hẹp mạch máu, gây xơ vữa động mạch và dẫn đến bệnh tim. Khi bạn thấy dấu hiệu này trên khuôn mặt, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Những cặn cholesterol này thường không đau nên rất nhiều người chủ quan không khám.

2. Rụng tóc, hói ở một số vị trí

Nhiều người nghĩ chứng rụng tóc xuất phát từ vấn đề dinh dưỡng hoặc di truyền, nhưng thực tế đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh tim. Trong một nghiên cứu từ trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) trên 37.000 người cho thấy, những người bị hói và rụng tóc nhiều có hơn 32% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đặc biệt là ở đàn ông.

"Những người hay bị rụng tóc thường có nhiều thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, béo phì, cao huyết áp và cholesterol cao… Tất cả những việc này đều là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch" – Tiến sĩ Tomohide Yamada từ Đại học Tokyo nhận định.

khi-benh-tim-“tan-cong”-tren-co-the-se-co-3-phan-ung-ky-la

Hói đầu, rụng tóc nhiều cũng có thể cảnh báo bệnh tim.

 

Nhìn chung, những nguyên nhân này có thể khắc phục được bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt. Các chuyên gia cho biết, hãy ăn uống khoa học và lành mạnh hơn, chăm tập thể dục và từ bỏ những thói quen xấu… thì nhất định nguy cơ mắc bệnh sẽ được giảm mạnh.

3. Có nhiều đường rãnh, nếp gấp ở dái tai

Vào năm 1973, có một bài viết trên Tạp chí Y học New England đã khẳng định rằng, những nếp gấp ở dái tai là dấu hiệu sớm của bệnh động mạch vành (CAD). Nếp gấp này được đặt tên là "dấu hiệu Frank" theo tên của người viết ra bài báo, tiến sĩ Sanders T. Frank.

Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa rõ tại sao dấu hiệu này lại liên quan đến bệnh tim mạch. Nhưng có thể chắc chắn rằng, các nếp gấp xuất hiện do sự thoái hóa của vùng mô đàn hồi xung quanh các mạch máu nhỏ dẫn máu đến dái tai. Một khi các mạch máu gặp vấn đề thì bệnh tim mạch xuất hiện là chuyện sớm muộn.

khi-benh-tim-“tan-cong”-tren-co-the-se-co-3-phan-ung-ky-la

Những nếp gấp ở dái tai là dấu hiệu Frank, có liên quan tới bệnh động mạch vành.

Nếu bạn có những nếp gấp ở dái tai ngay từ khi còn trẻ, chưa có nhiều nếp nhăn do lão hóa… thì phải đến bệnh viện xét nghiệm cholesterol và kiểm tra huyết áp ngay lập tức. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh bởi bệnh tim luôn để lại hậu quả nặng nề.

5 việc cần làm ngay để phòng bệnh tim mạch

Hầu hết các nguyên nhân và yếu tố gây bệnh tim mạch đều có thể được kiểm soát, đặc biệt là "miễn phí". Vậy nên hãy cố gắng thực hiện 5 việc này để bệnh tim mạch không thể phát triển:

- Cố gắng vận động ít nhất 30 phút hàng ngày, hãy duy trì thói quen này trở thành một phần cuộc sống của bạn.

- Nói không với thuốc lá và các chất kích thích.

- Ăn uống lành mạnh, ít thịt nhiều rau, nên chăm ăn các loại đậu, cá tươi hay các món ít chất béo bão hòa.

- Hãy kiểm soát cân nặng luôn ổn định, đừng ốm quá cũng đừng mập quá.

- Hãy nắm rõ tiền sử bệnh của gia đình và tình trạng sức khỏe của bản thân, nên chú trọng nắm rõ những dấu hiệu sớm của bệnh để kịp thời xử lý.

khi-benh-tim-“tan-cong”-tren-co-the-se-co-3-phan-ung-ky-la

Hãy ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

 

Theo Toquoc