Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

Cuộc sống là một chuỗi những sự việc xảy ra không thể đoán trước. Và để chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống, đây là những cách thoát khỏi động vật hoang dã rất có ích cho bạn.

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

1. Sư tử

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Nếu bạn gặp sư tử, nhìn vào mắt. Đừng quay lưng lại và đừng nhắm mắt, sự gián đoạn trong tiếp xúc sẽ làm cho chúng tấn công bạn.

- Cố gắng làm cho mình trông lớn hơn bằng cách giơ tay và áo khoác lên. Nếu bạn trông to lớn và đe dọa, sư tử sẽ cố gắng tránh tiếp xúc.

- Dùng giọng nói to và tự tin để gào hết cỡ hoặc làm một số hành động "điên rồ" như cười lớn. Sư tử sẽ coi những hành vi này là không bình thường đối với nạn nhân. Điều này sẽ làm chúng trở nên nhầm lẫn và cho rằng bạn là một con mồi "không bình thường", vì thế sư tử sẽ tránh bạn ra.

2. Cá mập

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Tin vui cho bạn là có 150 loài cá mập trên trái đất nhưng chỉ có 20 loại có thể tấn công con người bởi vì hầu hết chúng ta không coi chúng ta là thức ăn. Tuy nhiên tin xấu là nếu một con cá mập quan tâm đến bạn nó sẽ bám rất dai.

- Để tránh việc thu hút cá mập, tránh để máu hoặc nước tiểu hòa vào trong nước. Cá mập có thể ngửi thấy những mùi này từ cách xa vài cây số.

- Nếu chẳng may mặt đối mặt với một con cá mập, không quay lưng lại và đừng cố bơi trong hoảng loạn vì làm thế sẽ càng khiến cho bạn trông giống như con mồi. Hãy di chuyển chậm và cố gắng bình tĩnh..

- Nếu bạn bị tấn công hãy nhắm vào mắt và mang cá mập vì đây là những vị trí nhạy cảm dễ khiến chúng bị đau và buông bạn ra.

3. Voi

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Voi là động vật thông minh và khá thân thiện, nhưng chúng cũng có thể tấn công. Đặc biệt là voi trưởng thành nếu chúng thấy bạn nguy hiểm với những chú voi con.

- Nếu bạn gặp một con voi hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của chúng. Khi tức giận, đuôi voi sẽ xoắn lại, tai mở rộng ra và có khả năng tấn công.

- Nếu voi lại gần, cố đừng chạy mà hãy tìm một thứ để làm rào cản giữa bạn và chúng như tảng đá hoặc thân cây.

4. Sứa

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

Vết sứa đốt có thể gây ra đau đớn trong thời gian dài, vì vậy ngay sau khi phát hiện, hãy rửa vết thương bằng nước muối, nước ngọt sẽ chỉ làm tình hình trầm trọng thêm. Sau đó dùng nhíp để loại bỏ phần còn lại của xúc tu trên da. nếu có thuốc kháng histamine (thuốc điều trị dị ứng) hãy bôi ngay vào chỗ bị đốt.

5. Khỉ đột

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Khỉ đột là những nhà lãnh đạo bảo vệ rất chặt gia đình và không gian của chúng. Chúng sẽ không tấn công nếu bạn hành xử đàng hoàng.

- Ngồi xuống để bạn không có vẻ nhỏ bé và không cao hơn chúng. Cố nói bằng một tiếng thì thầm và tránh tiếp xúc mắt trực tiếp.

- Trong trường hợp bị tấn công, hãy cuộn người lại. Khỉ đột là loài động vật có tính "trượng nghĩa", chúng sẽ không tấn công kẻ yếu đuối không có khả năng tự vệ.

6. Ong

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Ong là một loài bảo vệ tổ theo kiểu "cực đoan", chúng có thể đốt ngay cả khi bạn chỉ đi ngang qua.

- Màu đen thu hút sự chú ý của ong. Vì vậy, nếu bạn mặc một chiếc T-shirt màu đen, bạn sẽ có nguy cơ bị chích cao hơn.

- Nếu bạn bị tấn công bởi một vài con ong, hãy cố gắng chạy vào chỗ thiếu ánh sáng có thể ong sẽ không rượt theo bạn vì ong chỉ thích nơi có nhiều ánh sáng.

- Nếu không may bị đốt hãy nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể. Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể. 

- Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Uống nước để thải bớt độc tố.

- Sau khi sơ cứu, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.

7. Tê giác

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

Tê giác có thị lực kém, do đó chúng dễ sợ hãi và có thể tấn công. Tê giác có thể chạy với tốc độ 60km/h, vì vậy thoát khỏi chúng là một việc khá khó khăn, tuy nhiên không phải là không thể. Cơ hội duy nhất để thoát khỏi tê giác là bạn hãy chạy vòng vèo phía sau cây cối, vì tê giác vốn to lớn, mắt lại kém nên bạn chạy như thế sẽ khiến chúng khó đuổi kịp. Ngoài ra, chúng sẽ không thể nhảy qua bụi rậm hay bụi cỏ cao để đuổi theo bạn.

8. Rắn

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Hầu hết các loài rắn đều không nguy hiểm và không có độc. Và 80% trường hợp bị rắn cắn là do con người cố bắt chúng. 

- Nếu bạn nhận thấy rằng con rắn đang theo bạn, hãy dùng cây đập đập vào bụi rậm hay đâp xuống đất. Những rung động sẽ làm cho con rắn bỏ đi nơi khác.

- Nếu bạn bị cắn, đừng cố gắng hút chất độc ra khỏi vết thương như trong phim. Tốt nhất là rửa vết cắn bằng nước ấm, rồi dùng dây buộc và đến cơ sở y tế gần nhất.

9. Kangaroo

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

Kangaroo sẽ tấn công khi bị xâm nhập vào lãnh thổ và cảm thấy bị đe dọa. Để tránh xung đột, hãy thực hiện theo các bước sau:

- Ho: Tiếng ho được coi là một dấu hiệu bệnh của chuột túi, và vì thế có khả năng bạn sẽ không bị tấn công.

- Từ từ ngồi xuống vì làm vậy sẽ cho thấy bạn nhỏ bé và ít nguy hiểm hơn.

- Đừng quay lại và không chạy. Vì nếu làm vậy, bạn sẽ chỉ kích động con vật, và thậm chí ngay cả con Kangaroo hiền lành nhất cũng sẽ nhảy theo và sẽ có thể bắt kịp bạn trong giây lát.

10. Bò tót

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

Trái ngược với niềm tin phổ biến là bò tót ghét màu đỏ, thực ra chúng bị kích động bởi động tác ve vẩy chiếc khăn của các đấu sĩ. Vì vậy, nếu một con bò tấn công bạn, hãy đứng thẳng và bất động. Sử dụng mũ, áo thun hoặc đồ vật gì đó khác làm mồi. Khi con bò chạy đủ gần, ném vật sang một bên, và con bò sẽ chạy theo nó.

11. Cá sấu

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Hàm của cá sấu là một trong những chiếc hàm mạnh nhất hành tinh. Nếu bị một con cá sấu phát hiện, chúng sẽ không dễ dàng buông tha bạn.

- Nếu bạn bị bắt hãy đánh vào mắt. Mắt và cổ họng của cá sấu là những nơi nhạy cảm nhất. 

- Nếu bạn nhận thấy rằng kẻ săn mồi đang lẩn trốn đâu đó trên mặt đất, tạo ra tiếng ồn càng nhiều càng tốt và chạy theo một đường zigzag. Vừa chạy vừa la hét là giải pháp tốt nhất.

- Nếu bạn nhìn thấy một con cá sấu khi đang bơi lội, hãy cố gắng không tạo ra nhiều tiếng động và không hét lên vì sẽ khiến cá sấu chú ý đến bạn. 

12. Hà mã

Kĩ năng sinh tồn khi đối mặt với động vật hoang dã

- Những con vật này trông có vẻ vô hại nhưng trên thực tế, nhiều người chết vì chúng hơn là vì cá sấu. Mặc cơ thể ục ịch, hà mã có thể chạy với tốc độ 30 km/h và chúng rất dễ tức giận.

- Nếu thời tiết nóng, cố gắng không đi vào bụi cây. Trong thời hạn hạn hán, mực nước giảm, và hà mã ẩn trong cỏ rất nhiều.

- Nếu bị đuổi theo hãy leo lên cây hay tảng đá cao và đợi cho đến khi chúng bỏ đi.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ không bao giờ phải chạy trốn khỏi một con tê giác, bơi khỏi một con cá mập hoặc gặp một con sư tử đói. Nhưng nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là biết những kĩ năng sinh tồn này để cơ hội sóng sót cao hơn.

Nguồn: adme.ru

Theo thethaovanhoa/Bestie