Lo ngại trước bữa ăn giàu chất của người Việt

Gần đây, khi giá thịt lợn giảm ở mức “chạm đáy”, cộng với phong trào giải cứu thịt lợn thì những bữa cơm của người dân dường như trở nên nhiều thịt hơn. Các chuyên gia sức khỏe lo ngại, việc tiêu thụ nhiều thịt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa kể nguồn thịt sạch hiện nay còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm. 

Lo ngại trước bữa ăn giàu chất của người Việt
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày của người dân đang có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Mức năng lượng khẩu phần tuy không thay đổi đáng kể nhưng cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần ăn thay đổi, phần trăm năng lượng do protein hiện nay đã tăng lên ở mức cao trong mỗi gia đình. 

Ở Việt Nam, từng có những cảnh báo liên quan đến vấn đề dinh dưỡng đáng lo ngại. Như kết quả khảo sát tình trạng cholesterol của Viện Dinh dưỡng Quốc gia ở người trưởng thành tại Hà Nội, TPHCM, nông thôn, vùng núi và vùng trung du.

Kết quả là sự gia tăng mỡ máu cao, đặc biệt là cholesterol liên quan đến chế độ ăn uống. Ở thành thị, tỷ lệ người có lượng cholesterol cao tới hơn 40% dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe đặc biệt là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch mãu não,…

Bởi lẽ đó, nước ta đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi chưa giải quyết triệt để được vấn đề thiếu dinh dưỡng tuy nhiên ở những vùng dân cư thành thị tình trạng trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phí ngày càng tăng cao.

Thậm chí, ngay cả những gia đình kinh tế khá giả cũng rơi vào tính trạng giàu món ăn nhưng nghèo dinh dưỡng, Không ít gia đình ở thành thị, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng không phải vì thiếu ăn mà vì các bà mẹ thiếu kiến thức bổ sung thực phẩm chưa hợp lý cho con.

Mặt khác, cùng với đó tình trạng đó nhiều người thừa nhận bữa ăn của họ thường nhanh chóng với những đồ thức ăn nhanh, ít rau nhiều đường và chất béo.  

Trước thực trạng, phần lớn người Việt ăn theo sở thích, ăn cho ngon miệng chứ không hề có sự tính toán xem lượng thực phẩm mình dùng có đủ dinh dưỡng hay không.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bà nội trợ nên giảm lượng thịt trong các bữa ăn bằng cách thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu. Đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol…

Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư cysteine. Các bà nội trợ cũng có thể kìm chế thịt đỏ bằng cách thay thế ăn thịt gia cầm, các loại cá để bổ sung omega tự nhiên.

Mỗi ngày, mỗi người cần ít nhất 400gr rau xanh, hoa quả. Một bữa ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng đầy đủ cả đạm, đường, chất béo, rau và phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng loại đối tượng mới là một bữa ăn tốt nhất.

Một bữa ăn có càng nhiều màu sắc càng tốt, giữ được màu sắc tự nhiên ban đầu của thực phẩm sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó. 

H.N

Theo baophapluat