Lý do thực phẩm GMO không dán nhãn trên thị trường?

Mặc dù chưa có cơ sở nào kết luận thực phẩm biến đổi gen (GMO) có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng vẫn là một vấn đề gây tranh cãi khiến người tiêu dùng hoang mang.

Thực phẩm biến đổi gen là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen, hiện nay đã áp dụng đối với đậu tương, ngô, hoặc các loại thực vật khác.

Theo Trung tâm an toàn thực phẩm Mỹ, tại Mỹ các loại hạt giống biến đổi gen đang được sử dụng để canh tác tới 90% sản lượng ngô, đậu nành và bông.

Mỹ là một trong những quốc gia có yêu cầu cao về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, tất cả các sản phẩm GMO bày bán tại bang Vermont (Mỹ) đều phải dán nhãn. Việc làm của Mỹ buộc người tiêu dùng phải quan tâm đến việc có dùng đến sản phẩm đó hay không.

Trong khi đó tại một số nước, việc quy định dán nhãn dựa trên tỷ lệ GMO trong một sản phẩm thực phẩm. Cụ thể, ở những nơi như Liên minh Châu Âu, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc tỷ lệ GMO ở ngưỡng 0,9%. Các nước khác cho phép đưa GMO vào mức độ cao hơn như Hàn Quốc là 3% và Nhật Bản là 5%.

Brazil hiện là nước sản xuất cây trồng GMO lớn thứ hai trên thế giới cũng yêu cầu dán nhãn cho cả hai loại thực phẩm làm thức ăn cho người hoặc động vật nếu có chứa hoặc được sản xuất từ GMO. Thông báo này được tô lên trên một tam giác màu vàng

Lý do thực phẩm GMO không dán nhãn trên thị trường?

Ảnh minh họa.

Việc tạo ra các loại hạt giống biến đổi gen với nhiều mục đích, sử dụng các hạt giống này để tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn. Người ta cũng biến đổi gen cho thực vật để sản phẩm thu được có màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn hoặc để tạo ra những loại thực vật không hạt như dưa hấu, nho…

Vào năm 2013, tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục. Tổng biên tập của tạp chí cũng nói rằng nghiên cứu này sử dụng quá ít chuột thí nghiệm và giống chuột được sử dụng này lại rất nhạy cảm với bệnh ung thư.

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, ở Việt NAM theo thông tư liên tịch số 45 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành cuối tháng 11/2015 thì từ 8/1/2016 quy định, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt.

Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không phải tuân thủ các quy định này. Đây cũng là một trong những lí do khiến việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen buông lỏng.

Hàng đóng gói sẵn là hàng hóa được định lượng, đóng gói mà không có sự chứng kiến của bên mua. Loại hàng này rất đa dạng, từ bánh, mứt, kẹo, đường sữa cho tới bột ngọt, gia vị, nước mắm, nước giải khát, xi măng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Theo thống kê của Bộ Công thương, 40% tổng số hàng hóa trên thị trường là hàng đóng gói sẵn.

Thực tế, nếu người tiêu dùng biết rằng thực phẩm đó có thành phần GMO thì họ sẽ nghĩ tới vấn đề sức khỏe một cách tiêu cực và sẽ không mua. Kết quả là các nhà sản xuất thực phẩm sẽ thay thế thực phẩm GMO bằng các thành phần hữu cơ đắt tiền và giá lương thực sẽ leo thang.

Thực phẩm biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism, gọi tắt là GMO) được dùng để chỉ các loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng, động vật được biến đổi gen.

Để tạo ra GMO, người ta có thể cấy thêm hoặc bỏ bớt gen trong hệ thống gen của sinh vật. Thông thường, người ta thường chọn gen của một loài khác để thêm vào bộ gen của một loài.

Điều này được thực hiện với mong muốn rằng những sinh vật có bộ gen mới sẽ mang ưu điểm của cả 2 loài. Đây là quá trình tạo ra các cá thể hoàn toàn dị biệt với sự phát triển tự nhiên.

GMO được chia thành 2 loại chính: Những cây trồng chống chịu được thuốc diệt cỏ: người trồng có thể phun thuốc diệt cỏ mà không làm hại cây trồng;

Những cây trồng tự sinh ra chất độc để diệt trừ côn trùng, sâu hại.

Theo GĐ