Nếu không biết những điều này, đừng hỏi vì sao mình mãi nghèo

Rõ ràng là làm việc như nhau, tại sao người khác có thể mua nhà mua xe, còn mình thì vẫn nghèo khổ? Đọc xong bạn sẽ hiểu vì sao mình mãi nghèo?

1. Bạn ngay đến theo đuổi cái mình thích cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì chắc chắn bạn là người nghèo, là người thất bại.

Một cái máy tính vừa ý cần phải bỏ ra 30 triệu đồng, trong khi tiền lương hàng tháng của anh chỉ có 6 triệu. Vợ nói với anh: “Anh khùng rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”. Anh ta hỏi tôi nên làm thế nào.

Tôi nói: “Anh không xứng với cái máy tính đó, bởi vì nếu đến cái mình thích mà anh cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì sau này còn làm được trò trống gì trong xã hội này đây?”

Anh ta cắn răng để mua. Vì để trả nợ anh ta đã không ngừng làm thêm. Cuối cùng nội trong một tháng anh ấy đã trả hết số tiền còn thiếu. Vợ của anh cũng không vì sự điên khùng của anh ấy mà đòi ly hôn.

Sau đó, vợ anh ta dẫn anh đến chỗ mua xe, nói: “Anh à, chúng ta vay tiền mua chiếc xe BMW nhé”. Anh ta rất hoảng hốt, cho rằng vợ mình khùng rồi.

Một năm sau anh ta trả hết số tiền vay mua xe BMW.

2. Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.

Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước. Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.

Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.

Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.

Nếu không biết những điều này, đừng hỏi vì sao mình mãi nghèo

Giống như Bill Gates từng nói: “Nghèo từ khi mới sinh không phải là lỗi của bạn, thế nhưng nếu như đến khi bạn chết vẫn cứ nghèo thì đừng đổ lỗi cho ai khác.” Thành công cùng sự giàu có luôn chờ đợi những người biết cố gắng, phấn đấu, để giàu, trước hết có lẽ bạn cần học cách suy nghĩ và hành động như một người giàu có đã.

3. Chúng ta luôn thích bàn lùi nên nghèo vẫn mãi nghèo, thất bại vẫn mãi thất bại

Khi gặp một vấn đề nào đó có tỷ lệ thành công không cao, người nghèo luôn tìm cách trốn tránh vấn đề. Giả sử họ muốn gặp một người thật nổi tiếng, họ sẽ cho rằng mình không làm được và đưa lý do tương tự như “họ sẽ chẳng gặp mình đâu”, “họ chẳng có thời gian nói chuyện với mình đâu”… người nghèo tự ti về khả năng của mình và không dám thử, trong khi đó…

Người giàu luôn đặt câu hỏi, họ đưa ra mọi tình huống có thể xảy ra và đưa mình vào tình huống đó. Thay vì thắc mắc làm được việc bằng cách nào thì họ tự hỏi mình những câu hỏi liên quan mà sẽ mang lại lợi ích cho chính họ.

Giống như việc bạn muốn gặp Tổng thống một quốc gia nào đó, nếu là người giàu bạn sẽ tự hỏi mình “nếu Tổng thống trả lời, mình nên hỏi gì?”, “sau khi gặp Tổng thống xong, mình sẽ được những gì?”…

4. Kém tự tin trong mọi trường hợp, không dám dấn thân

Chỉ là một đại từ nhân xưng, thế nhưng hàm ý của “họ” và “chúng ta” lại khác biệt nhau hoàn toàn. Cụm từ “chúng ta” mang tới cảm giác sở hữu, thống trị cho người nghe và khích lệ tinh thần tập thể trong khi “họ” mang ý nghĩa xa cách và không đem lại cảm giác sở hữu, chắc chắn cho người nghe.

Người giàu luôn sử dụng “chúng ta” vì họ muốn khẳng định sự sở hữu trong khi đó người nghèo sử dụng “họ” để có thể đổ lỗi nếu xảy ra vấn đề cũng như an toàn hơn trong nhiều trường hợp khác nhau.

5. Luôn quan trọng chi phí và không biết cách chi tiêu

“Cái nào rẻ nhất ở đây?“, “Giá cái này là bao nhiêu?”… là những câu thường gặp được nói bởi những người có chi phí không cao.

Người nghèo thường có xu hướng bỏ qua chất lượng và ưu tiên giá thành. Cùng là một sản phẩm nhưng nếu nó có mức giá rẻ, nó sẽ chiếm được cảm tình của người nghèo.

Trái ngược lại, người giàu sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cùng công sức thêm để mua được sản phẩm tốt. Người giàu coi trọng chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm nên họ cần những mặt hàng tốt chứ không phải mức giá phải chăng.

Thêm vào đó, dịch vụ cũng như hậu mãi khách hàng là vấn đề người giàu rất quan tâm trong khi đây lại là yếu tố khá thừa đối với người nghèo.

6. Vẫn là một người, vẫn nỗ lực như vậy, nhưng đặt ở những bệ phóng khác nhau sẽ mang đến các kết quả khác nhau.

Tiền và thời gian, đâu là thứ quan trọng hơn với bạn? Nếu bạn trả lời là tiền, xin chúc mừng vì bạn cần cố gắng trở thành người giàu, những người giàu thật sự sẽ coi trọng thời gian hơn bất kỳ loại tiền bạc nào trên thế gian này.

Nếu không biết những điều này, đừng hỏi vì sao mình mãi nghèo

Người nghèo có thể không có nhiều tiền trong tài khoản nhưng lại là những tỷ phú thời gian chính hiệu.

Người nghèo hay “kì kèo”, họ sẵn sàng bỏ thời gian dài đàm phán một công việc ngắn chỉ để có thêm khoản chi phí nhỏ nhưng họ không nhận ra rằng tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, thời gian một khi đã qua sẽ mãi mãi biến mất.

Đối với người giàu, thời gian là đơn vị tài sản giá trị nhất, họ sẵn sàng từ bỏ tiền bạc để có được những phút giây thoải mái bên gia đình, bạn bè và tất nhiên họ không phung phí thời gian với những việc không có ích.

Theo vietq