Nếu thấy có vết bầm như thế này ở gót chân hãy đi khám ngay kẻo hối không kịp

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng xuất hiện vết bầm ở gót chân và những vết bầm tím đó có thể là dấu hiệu đáng lo ngại.

Khi vô tình phát hiện ra vài vết bầm tím ở gót chân mà không rõ nguyên nhân nhiều người thường nghĩ do mình va đập vào đâu đó. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, nên tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời, tránh để bệnh ngày càng nặng.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra các vết bầm tím ở gót chân mà bạn chưa biết:

Nếu thấy có vết bầm như thế này ở gót chân hãy đi khám ngay kẻo hối không kịp

1. Viêm khớp

Viêm khớp ở gót chân gây ra tình trạng vô cùng đau đớn. May thay có nhiều biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng này.

Lời khuyên điều trị tự nhiên: Các giải pháp tốt nhất để điều trị viêm gây ra bởi viêm khớp là bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm lý tưởng cho những người bị viêm khớp là: bông cải xanh, anh đào, trà xanh, ngũ cốc nguyên hạt, tỏi, đậu, cá và đậu nành.

2. Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis)

Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau gót chân.

Lời khuyên điều trị tự nhiên: Để điều trị cơn đau này theo cách tự nhiên, bạn nên ngồi với đôi chân được duỗi thẳng ra phía trước. Sau đó, đặt một chiếc khăn cuộn lại quanh gót chân trong khi kéo chân về phía cơ thể mình. Giữ tư thế này trong 30 giây và sau đó lặp lại cùng một phương pháp với chân còn lại.

3. Gãy xương do mệt mỏi

Gãy xương do mệt mỏi là do cộng hưởng của những sự gắng sức, thường xảy ra đối với các đốt xương bàn chân là những xương dài nằm trên vòm bàn chân hoặc các xương gót chân.

Lời khuyên điều trị tự nhiên: Để tránh gãy xương do mệt mỏi, bạn cần luyện tập thể thao một cách bài bản để tránh chấn thương. Bổ sung nhiều sản phẩm từ sữa, sữa không béo, thực phẩm giàu kali, protein, vitamin D... để củng cố sức khỏe xương, giảm nguy cơ gãy xương.

4. Gai xương gót chân

Gai xương gót chân hay gặp ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên, thể trạng mập mạp và béo phì. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu không điều trị triệt để.

Lời khuyên điều trị tự nhiên: Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dầy, đàn hồi như cao su vào đế giày. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Trong đợt đau gót chân thì người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, băng chun gan chân để hỗ trợ chân. Có thể thực hiện các bài tập mát xa gan chân...

5. Viêm gân gót chân Achilles

Viêm gân gót chân Achilles là một trong những bệnh lý thường xuất hiện khá phổ biến, có thể do bị nguyên nhân bệnh lý thoái hóa hoặc do tình trạng vi chấn thương cứ tiếp diễn lặp lại nhiều lần...

Lời khuyên điều trị tự nhiên:

- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế hoặc ngưng thực hiện các hoạt động làm cho gót chân bị tình trạng đau thêm.

- Thực hiện việc chườm lạnh vào vị trí đau gót chân giúp giảm sưng đau tại chỗ. Tiến hành việc chườm khoảng 20 phút/lần, làm nhiều lần trong một ngày, thực hiện cách nhau vài giờ.

- Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu giúp làm căng giãn cơ bắp chân đồng thời kết hợp với mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa giúp chỉnh hình nâng đỡ vòm bàn chân, có cấu tạo đệm thả lỏng gân Achilles giúp làm êm gót chân.

 Theo Hạ Tú/Giadinhvietnam