Nghiên cứu mới: Đường làm các khối ung thư 'hiếu chiến' hơn

Một bước đột phá mới trong nghiên cứu, các nhà khoa học cuối cùng đã xác định cách đường làm gia tăng ung thư như thế nào.

Nghiên cứu giải thích tại sao các tế bào ung thư nhanh chóng phá vỡ đường mà không sản sinh ra nhiều năng lượng. Hiện tượng này được phát hiện vào năm 1920 và được gọi là hiệu ứng Warburg.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu hiệu ứng Warburg có phải là triệu chứng của bệnh ung thư, hay nguyên nhân.

Nhưng một dự án nghiên cứu tổng quan kéo dài 9 năm do liên minh các trường đại học Hà Lan tiến hành đã chỉ ra rằng đường liên kết tự nhiên với một gen gọi là 'ras', điều này rất cần thiết cho khả năng tồn tại của mỗi tế bào ung thư.

Kết nối này bẫy ung thư một cách mạnh mẽ đến nỗi các tế bào không thể tiêu diệt nó từ đó tạo ra một "vòng luẩn quẩn" kích thích ung thư và sự chuyển hóa đường liên tục. 

Nghiên cứu mới: Đường làm các khối ung thư 'hiếu chiến' hơn

 Nghiên cứu giải thích tại sao các tế bào ung thư nhanh chóng phá vỡ đường mà không sản sinh ra nhiều năng lượng

Phát hiện này được xuất bản trong tạp chí Nature Communications có thể có ý nghĩa đối với chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư, và đối với những người không bị bệnh, nó sẽ làm sáng tỏ hơn về sự nguy hiểm của đường.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Johan Thevelein, một nhà sinh vật học phân tử thuộc VIB và KU Leuven, cho biết:

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự tiêu thụ đường hiếu động của tế bào ung thư dẫn đến một vòng luẩn quẩn kích thích sự phát triển và tăng trưởng của ung thư.

Như vậy, nó có thể giải thích sự tương quan giữa sức mạnh của hiệu ứng Warburg và sự xâm lấn của ung thư. Liên kết giữa đường và ung thư có hậu quả nghiêm trọng hơn.

Kết quả của chúng tôi cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực này, hiện nay có thể được thực hiện với sự tập trung chính xác hơn và có liên quan hơn ".

Tuy nhiên, họ vẫn không biết lý do tại sao sự hung hăng của bệnh đã không phát triển ra khỏi quá trình không có kết quả này.

Nghiên cứu bắt đầu vào năm 2008.

Mục tiêu là để làm sáng tỏ hiệu ứng Warburg, được Otto Warburg, một nhà vật lý người Đức, phát hiện năm 1920. 

Tiến sĩ Warburg thấy rằng có sự chuyển đổi một cách đáng kể lượng đường vào lactate so với các mô khỏe mạnh.

Vì một số lý do, các tế bào khỏe mạnh nhận năng lượng đáng kể từ đường so với tế bào ung thư.

Tiến sĩ Warburg đã không thể giải thích câu hỏi hóc búa này và cũng không có nhà nghiên cứu nào giải thích được câu hỏi trong những năm kể từ đó. 

Đó là lý do tại sao bài báo nghiên cứu này đã được ca ngợi như là một bước quan trọng trong việc hiểu biết về ung thư. 

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về men, có chứa cùng gen 'ras' như tế bào ung thư. 

Giáo sư Johan Thevelein giải thích: "Chúng tôi quan sát thấy trong men sự xuống cấp của đường được kết nối thông qua fructoza trung gian 1,6-biophosphate để kích hoạt các protein Ras, kích thích sự nhân lên của cả men và các tế bào ung thư.

"Đáng chú ý là cơ chế này đã được bảo tồn trong suốt quá trình phát triển lâu dài của tế bào nấm men đối với con người.

Lợi thế chính của việc sử dụng nấm men là nghiên cứu của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi các cơ chế điều chỉnh bổ sung của các tế bào động vật có vú, che giấu các quy trình cơ bản quan trọng. 

Chúng tôi đã có thể nhắm mục tiêu quá trình này trong các tế bào nấm men và khẳng định sự có mặt của nó trong tế bào động vật có vú. Tuy nhiên, những phát hiện này không đủ để xác định nguyên nhân chính của hiệu ứng Warburg. 

Nghiên cứu thêm là cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính này cũng được bảo tồn trong các tế bào nấm men.”

An Nhiên 

Theo vietq