Ngộ độc thực phẩm bởi thói quen mà nhiều gia đình Việt mắc phải

Hâm nóng lại thức ăn là thói quen tiết kiệm và tránh lãng phí của nhiều người. Tuy nhiên thói quen này sẽ gây ngộ độc thực phẩm.

Chị Hương (Duy Tân, Hà Nội) kể: "Mấy ngày gần đây vợ chồng chị bị đầy bụng và buồn nôn, đến giờ nghĩ đến vẫn cảm thấy hoảng sợ. Chuyện là đêm hôm trước chị nấu ăn cho cả bạn đến ăn nhưng bạn chị bận nên không qua ăn cơm cùng gia đình chị được.

Vì tiết kiệm thức ăn nấu nên chị đã không bỏ đi mà để đến trưa hôm sau hâm nóng lại và ăn. Thế rồi cả hai vợ chồng chị bị ngộ độc thực phẩm, đến bệnh viện khám và uống thuốc, đỡ một lúc nhưng hai hôm nay vẫn còn cảm thấy buồn nôn và đầy bụng". 

Nhiều gia đình có thói quen hâm nóng thức ăn để tránh lãng phí, tuy nhiên điều đó lại gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

Cách đây không lâu, truyền thông Đài Loan đưa tin một bà mẹ mắc bệnh ung thư dạ dày và qua đời vì ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh.

Để tiết kiệm, bà mẹ này đã ăn thức ăn thừa để qua đêm trong tủ lạnh suốt 10 năm. Khi mắc bệnh, trọng lượng cơ thể của người phụ nữ từ 60kg đã sụt giảm còn có 28kg chỉ trong một năm. Trải qua quá trình điều trị đau đớn nhưng cuối cùng cô vẫn tử vong

Trước đây ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc lại phát hiện ra 3 thành viên trong cùng 1 gia đình bị mắc bệnh ung thư cũng vì nguyên nhân trên. 

Được biết, gia đình này vì nghèo nên phải ăn tiêu hết sức tiết kiệm. Họ thường xuyên ăn đồ ăn còn thừa của hôm trước, thậm chí một số đồ đã có dấu hiệu bị mốc, hỏng mà vẫn không bỏ đi.

Bác sỹ cho biết, đồ ăn để qua đêm trong thời gian dài, hoặc đồ ăn đã bị hư hỏng sẽ sinh ra rất nhiều nitrit, gây ngộ độc thực phẩm, nếu ăn trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dễ bị mắc bệnh ung thư.

Ngộ độc thực phẩm bởi thói quen mà nhiều gia đình Việt mắc phải

Hâm nóng thức ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa) 

1. Thức ăn thừa để qua đêm sinh ra nitrit có thể gây chết người

Một số món ăn thừa để qua đêm, đặc biệt là các loại rau lá xanh, không chỉ không còn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao như ban đầu mà còn sinh ra nitrit gây bệnh.

Lượng nitrit này sẽ càng tăng lên nhiều hơn sau thời gian dài bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 2-6 độ C.

Một số thức ăn thừa chứa lượng protein và chất béo cao lại càng không nên ăn lại. Bởi khi các món ăn này tiếp xúc với không khí trong vòng 2 tiếng, các vi khuẩn có hại bắt đầu sinh sản mạnh mẽ.

Chúng ta đều biết rằng protein và chất béo dưới tác dụng của vi khuẩn, sẽ sinh ra những chất có hại không nhỏ đối với cơ thể. Nhất là những chất như hydrogen sulfide, amin, phenol…

2. Chất nitrit gây ung thư, tử vong được sinh ra thế nào?

Những món ăn sau khi đã xào nấu thường có dầu, muối, khi để qua đêm, các vitamin sẽ bị oxy hóa, do đó hàm lượng nitrit tăng lên đáng kể.

Sau khi vào dạ dày sẽ biến thành chất nitrit, mặc dù không phải là một chất gây ung thư trực tiếp, nhưng nó tiềm ẩn một mối nguy hiểm cho sức khỏe lớn.

Nitrit sau khi vào dạ dày, trong điều kiện nhất định sẽ tạo thành NC (N- hợp chất nitroso) - là một yếu tố nguy cơ chứa nguyên nhân nền cho ung thư dạ dày.

Đặc biệt là trong thời tiết nóng, thực phẩm nhiễm khuẩn qua đêm với số lượng lớn, có thể dễ dàng dẫn đến viêm dạ dày, đường ruột, ngộ độc thực phẩm.

3. Đồ ăn thừa kể cả hâm nóng rồi cũng không làm giảm tác hại

Nói chung, khi hâm lại với nhiệt độ cao 100 ℃ một vài phút chỉ có tác dụng diệt một số vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nhưng đối với vi khuẩn thực phẩm giải phóng độc tố hóa học, nhiệt nóng không thể mang lại tác dụng gì.

Làm nóng không có tác dụng tiêu diệt các độc tố, đôi khi nó còn làm tăng nồng độ nguy hiểm của các chất hóa học. Sau khi làm nóng, nitrit độc tính trong thực phẩm sẽ tăng lên, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

4. Ăn đồ thừa để qua đêm là cách phổ biến gây ra bệnh đường ruột

Thức ăn thừa để qua đêm, đặc biệt là các món có nước và muối sẽ không an toàn cho sức khỏe.

Những món ăn khô như bánh ngọt hoặc thực phẩm chứa tinh bột cũng chỉ ăn tốt nhất trong vòng 4 giờ.

Theo vietq