Những điều ít biết về hãng độ xe lớn nhất thế giới Brabus

Nổi tiếng với tài biến hoá sự tiêu chuẩn trở thành trứ danh, Brabus sở hữu đội ngũ thợ độ lành nghề không đếm được trong một khuôn viên mà phải dùng ô tô mới khám phá hết.

Những điều ít biết về hãng độ xe lớn nhất thế giới Brabus
Qua tay Brabus, các mẫu xe tiêu chuẩn sẽ trở thành trứ danh.

Trụ sở chính đặt tại thành phố Bottrop (Đức), Brabus khiến nhiều người choáng ngợp khi bước vào không gian tràn ngập những mẫu xe địa hình sang trọng đỗ ngay ngắn trước 5 toà nhà lớn.

Bất kỳ ai có cơ hội ghé thăm khuôn viên này đều phải dùng ô tô nếu không muốn mất sức trước khi thưởng lãm hết toàn bộ các khu vực “lột xác” một chiếc xe hơi.

Tên địa danh mà Brabus đang cư ngụ khiến nhiều người lầm tưởng hãng độ lừng danh của Đức lấy cảm hứng từ tên thành phố. Tuy nhiên, đây là mảnh ghép từ tên hai nhà sáng lập: Brackmann và Busmann.

Brackmann sau này rời bỏ Brabus để quay lại nghề cũ nhưng Busmann (giờ là CEO của hãng) vẫn giữ lại tên như một cách tôn trọng đồng nghiệp cũ.

1. Brabus coi trọng Trung Quốc và Trung Đông

Những điều ít biết về hãng độ xe lớn nhất thế giới Brabus
Lô hàng mới nhất dành cho thị trường Trung Quốc.

Nếu có cơ hội vào đại bản doanh của Brabus, bạn sẽ nhận ra đa số đơn đặt hàng đến từ những đất nước có nền kinh tế đang rất phát triển là Trung Quốc và các nước Trung Đông. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu xe ở Trung Quốc không thuận lợi và dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ.

Những chiếc xe phải trải qua quá trình dài với những quy định kiểm tra nghiêm ngặt và cả mức thuế cao. Vì vậy, việc xuất khẩu xe hơi có lẽ không phải là hướng đi lâu dài trong tương lai của Brabus.

Để giải quyết những vấn đề trên, Brabus quyết định thành lập đại lý của mình tại Trung Quốc để tiện cho việc xử lý hàng ngàn đơn đặt hàng và chỉ phải chịu thuế vận chuyển duy nhất một lần.

2. Brabus độ nội thất trong bao lâu?

Việc trang trí nội thất sẽ mất đến khoảng 3 tháng. Máy móc thiết bị công nghệ cao tự động chọn và ghép các loại da tốt nhất cho ghế ngồi thông qua các phần mềm máy tính. Có rất nhiều công việc được làm bằng tay để hỗ trợ cho quá trình này như khâu da ghế và điều chỉnh nội thất của xe. Để làm ra một chỗ ngồi trong xe hơi, họ phải làm việc liên tục trong suốt 2 ngày rưỡi.

Toàn bộ hệ thống an toàn sẽ được thay mới nên quá trình sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Những điều ít biết về hãng độ xe lớn nhất thế giới Brabus
Các mẫu xe được "mổ moi" tại Brabus.

3. Tại sao các bộ phận trên xe đều được gắn logo Brabus ngoại trừ vô lăng?

Đây là một trong những điểm thú vị nhất. Nhiều người để ý sẽ thấy, những chiếc Mercedes-Benz sau khi qua tay Brabus sẽ có biểu tượng chữ B lớn thay vì logo ngôi sao 3 cánh truyền thống, ngoại trừ vô lăng.

Trong vô lăng có túi khí, vì vậy Brabus không thay đổi bất kì thứ gì để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài xế. Tất nhiên sẽ có cách khác để Brabus phát triển một túi khí riêng và an toàn cho chiếc xe nhưng nó sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí. Không thay đổi logo trên vô lăng, Brabus sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề trục trặc túi khí.

4. Điều gì khiến Brabus trở thành hãng độ xe lớn nhất thế giới?

Mỗi năm, hãng nâng cấp gần 6.500 chiếc xe và có đội ngũ nhân viên rất lớn tại 450 trụ sở chỉ tính riêng tại Đức. Điều gì đã khiến Brabus trở thành hãng nâng cấp xe lớn nhất thế giới ngoài yếu tố nhân lực và con số xe khổng lồ?

Đó là việc Brabus có một đội ngũ kĩ sư chuyên nghiệp trong việc phát triển và xây dựng động cơ mới cho xe hơi. Trong khi đó, nhân viên Brabus làm tất cả mọi thứ cho chiếc xe, chỉ trừ việc sơn và một vài chi tiết nhỏ.

Brabus bảo hành 3 năm với tất cả các chi tiết họ nâng cấp. Hơn nữa, hãng độ xe nước Đức có riêng một chương trình thử nghiệm kiểm tra tiếng ồn cho xe và đã được chính phủ cấp chứng nhận về quy trình này.

Một con dấu chứng nhận chất lượng chính là sức mạnh mà bạn không thể từ chối. Những đối tượng khách hàng của Brabus thường là những người sáng tạo, có thể hơi “lập dị” hoặc phi thực tế một chút. Hãng luôn cảm thấy thoải mái khi làm việc với những khách hàng này.

Trong trường hợp đó, Brabus sẽ làm nổi bật hơn, phá cách hơn cho chiếc xe tùy theo yêu cầu khách hàng. Việc này cũng có thể khiến hãng phải đau đầu suy nghĩ cách tránh tối đa mâu thuẫn giữa việc sáng tạo phá cách và tiêu chuẩn chất lượng.

Bên cạnh thương hiệu Brabus, nhà máy tại Bottrop còn sở hữu công ty con mang tên Startech. Từ năm 1999, công ty này tập trung nâng cấp những chiếc xe hơi đến từ Anh quốc như Bentley và Land Rover.

5. Bạn có biết về cơ sở thử nghiệm trong nhà của Brabus?

Để phát triển động cơ riêng của mình, trung tâm thử nghiệm của Brabus phải tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu chính xác về chạy dòng điện. Nhà máy có dòng điện là 800 kW và dòng điện 900kW dự tính sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai.

Brabus dự định sẽ nâng cấp cho các dòng xe Mercedes-Benz S-Class và Maybach, với động cơ V12, từ 700 lên 1.000 mã lực và từ 1.000 lên 1.500 mô men xoắn cực đại.

Hãng sẽ thay các động cơ ban đầu và nâng cấp chúng. Từ bộ tăng áp, pít tông, trục cam hay xi lanh đều sẽ được thay thế. Càng ấn tượng hơn là hãng sẽ thay mới băng ghế.

Đi kèm với hộp số mô phỏng tự động, nó có thể mô phỏng cụ thể và thực tế hoá đường đua F1 tại Monaca hoặc Nurburgring. Hãng còn thay thế ống thông gió bình thường bằng ống thông gió lớn để lưu chuyển không khí và loại bỏ CO2 dễ dàng.

6. Bạn biết gì về cơ sở nâng cấp xe hơi cổ điển của Brabus?

Brabus có một cơ sở chuyên dành riêng cho việc nâng cấp các xe hơi cổ điển. Trong số đó, nổi bật hơn cả là Mercedes Benz 300 SL màu xanh có biệt danh là “Gullwing”.

Chiếc 300 SL này được sản xuất từ thập niên 50 của thế kỉ trước. 1.400 bản coupe và 1.848 bản mui trần đã được bán. Phiên bản giới hạn gồm 29 chiếc cũng được mang ra đấu giá và cháy hàng ngay lập tức.

Những điều ít biết về hãng độ xe lớn nhất thế giới Brabus
Những mẫu xe cổ được đưa về riêng một khu vực.

Brabus nâng cấp chiếc xe này dựa trên việc sử dụng động cơ gốc. Chi tiết đẹp nhất có lẽ là chiếc vali da thuộc phía sau xe. Đội ngũ nhân viên của Brabus đã mất khoảng 4.500 giờ và tổng chi phí là 2,5 triệu Euro để khôi phục lại nguyên trạng cho chiếc xe cổ xưa này.

Hãng cũng cho biết không phải bất kì loại xe cổ xưa nào cũng có thể khôi phục được. Tất cả còn tùy thuộc vào tình trạng chiếc xe. Trung bình các nhân viên của Brabus mất khoảng 1.000-1.500 giờ cho việc khôi phục một chiếc xe hơi cổ điển. Hơn nữa, họ không chỉ nâng cấp các dòng xe của hãng Mercedes-Benz, Brabus còn nhận thêm những sản phẩm của Porsche và Ferrari. 

Theo Hồng Quân (Zing)

Ảnh: GTSpirit