Những thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt được coi là 'sát thủ' hại gan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mộc nhĩ ngâm lâu ngày, rau bị mốc, dưa muối là những loại rau cực độc nhưng nhiều gia đình Việt vẫn ăn hàng ngày.

Gan là một cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm chính cho các chức năng chuyển hóa và giải độc của cơ thể. Nếu khỏe mạnh, thì con người sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, ngược lại sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.

Đây cũng là cơ quan "im lặng" nhất trong cơ thể con người bởi gan hầu như không có dây thần kinh đau đớn nên khi có bệnh ở vùng này, cơ thể sẽ khó nhận biết hơn so với các cơ quan khác. Do đó, hầu hết các trường hợp khi phát hiện bị ung thư gan, bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị.

Theo tổ chức WHO, Việt Nam là khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan rất nhiều nhưng chủ yếu có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, một số người thường ăn một số loại rau có hại cho gan. 

Mộc nhĩ ngâm lâu ngày

Một số người ngâm mộc nhĩ trong nước quá lâu, khi ngâm mộc nhĩ quá 24 giờ sẽ sinh ra một lượng lớn vi trùng, trong đó có một loại nấm gây bệnh gọi là nấm gây bệnh "Pseudomonas cocos". Loại vi khuẩn này có thể tạo ra một loại độc tố rất mạnh là axit oryzinic, có thể gây ung thư tế bào gan, thậm chí suy nội tạng ngay lập tức.

nhung-thuc-pham-quen-thuoc-trong-mam-com-gia-dinh-viet-duoc-coi-la-sat-thu-hai-gan

Khi ngâm mộc nhĩ quá 24 giờ sẽ sinh ra một lượng lớn vi trùng, vi khuẩn gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Tại Chiết Giang, Trung Quốc gần đây có một gia đình 3 người phải đi cấp cứu vì ngộ độc do sử dụng mộc nhĩ ngâm qua đêm quá lâu. Người mẹ đã sử dụng mộc nhĩ ngâm hai ngày trong nước và phơi ở sân để làm món mộc nhĩ lạnh cho cả gia đình. Kết quả là cả gia đình phải đi cấp cứu, người con gái bị nặng nhất do mộc nhĩ lạnh là món cô bé thích ăn.

Khi ngâm mộc nhĩ nên ngâm nấm trong nước lạnh 6 tiếng, tốt nhất không quá 12 tiếng. Nếu muốn mộc nhĩ mềm hơn có thể cho thêm một thìa đường trắng vào nước lạnh để mộc nhĩ ngấm nước hơn.

Rau bị mốc

Rửa rau nhưng không để ráo nước đã cho vào tủ lạnh là một trong những nguyên nhân làm rau bị mốc. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại rau củ rất dễ bị mốc nếu không bảo quản đúng cách, ví dụ: cà chua, khoai lang, củ cải…

WHO đã cảnh báo một số loại rau củ bị mốc có thể sinh ra chất gây ung thư là aflatoxin, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng. Chỉ cần ăn 1 mg cũng có nguy cơ bị ung thư. Chất aflatoxin không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao, trong khi thực tế nhiều người vì tiếc, mà cắt bỏ một phần hoặc nấu chín kỹ để tiếp tục sử dụng.

Mỗi mùa xuân hè, do không khí tương đối ẩm ướt, nhiệt độ cao nên lúc này rất nhiều loại rau dễ bị mốc, chỉ cần rau hơi mốc thì không nên mua, vì những nơi khác hình như không nấm mốc, nhưng nấm mốc đã bắt đầu phát triển, chỉ là nó chưa xuất hiện thôi.

Rau muối thời gian ngâm rất ngắn hoặc dài

WHO cho biết đã có nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa việc tiêu thụ các thực phẩm ướp muối và nguy cơ ung thư gan, dạ dày.

Nhiều người thích ăn dưa chua hàng ngày, không thể không ăn dưa chua, nhưng có hai loại dưa chua không ăn được, thứ nhất là rau củ có thời gian ngâm chua rất ngắn. Bởi vì rau củ mới ngâm một ngày sẽ sinh ra rất nhiều nitrit, hơn nữa lượng nitrit ăn vào tăng cao không chỉ dẫn đến ngộ độc mà còn làm tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho quá trình chuyển hóa bình thường của gan.

Rau ngâm quá lâu, chẳng hạn như dưa chua ngâm hơn một năm, sẽ có một số vi khuẩn gây hư hỏng trong đó, vi khuẩn có hại này cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Nên ăn dưa muối càng ít càng tốt, nếu thích ăn thì lượng ăn mỗi ngày không quá 20 gam, sau khi ăn đồ chua nhất định phải ăn nhiều rau tươi và trái cây, uống nhiều nước mới tốt để giải độc gan.

Giá đỗ không có rễ

Có một loại rau ăn vào còn hại gan hơn uống rượu, có thể gây ra những tổn thương bất lợi, gây ung thư gan nhưng nhiều người không hề biết, đó là món rau giá đỗ không có rễ. Loại giá đỗ này thường được sử dụng thuốc kích thích để tăng trưởng, trong thời gian siêu ngắn có thể thành hình. Nhờ đó có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho người sản xuất.

Đặc điểm của loại giá đỗ này là thân mập, trắng, không có rễ, mầm xanh, nhìn rất ngon, giá thành lại rẻ nên nhiều người ham mua mà không biết rằng bản thân đang tự đầu độc chính mình.

Nếu thường xuyên ăn loại giá đỗ này sẽ khiến gan tích tụ rất nhiều độc tố, đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Nghiêm trọng hơn, nếu không phát hiện ra sớm thì gan sẽ dần bị tổn thương và làm tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập. Do đó, bạn cần loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày nếu muốn gan khỏe mạnh.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm có chứa một loại alkaloid gọi là solanine, có hại cho cơ thể con người, có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, có tác dụng xấu đến máu và tê liệt trung tâm hô hấp.

Chất độc này có độc tính cao, người lớn ăn 0,2g sẽ bị ngộ độc. Gan của chúng ta là cơ quan thải độc và giải độc chính, sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan nhiều nhất.

Nhiều người chỉ bỏ phần mọc mầm ra và tiếp tục ăn, thực tế là sau khi chất độc hình thành, nó đã lan rộng toàn bộ củ khoai tây nên không thể loại bỏ hoàn toàn sau khi bỏ phần mọc mầm. Ngoài ra, khi ăn khoai tây mọc mầm, mọi người dễ có các biểu hiện như ngứa họng, buồn nôn, đau bụng.

Rau quả đóng hộp

Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và tất nhiên sẽ không tốt cho gan của bạn. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.

Măng tươi

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Rau để qua đêm

Người Việt vẫn thường quan niệm “Cơm không rau như đau không thuốc” vì vậy trong mâm cơm gia đình hay tiệc tùng nhất định không thể thiếu một đĩa rau. Để tiết kiệm, nhiều người giữ lại rau cho bữa ăn ngày hôm sau nhưng thói quen này rất nguy hiểm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các loại rau như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Những loại rau này nếu được để qua đêm sau đó hâm nóng lại có thể trở nên độc hại, giải phóng các đặc tính gây ung thư gan.

Trong đó, rau bina là loại rau nguy hiểm nhất. Rau bina có chứa lượng sắt cao, do đó, việc đun và hâm nóng rau bina có thể làm oxy hóa chất sắt có trong rau bina. Quá trình oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm được biết là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư.

Tờ Business Insider của Mỹ cũng báo cáo rằng nitrat trong rau bina có thể được chuyển đổi thành nitrosamine qua quá trình hâm nóng. Nitrosamine là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.

Theo VietQ