Ông già nông thôn bước vào nhà hàng sang trọng nhưng bị đuổi, kết quả đảo ngược hoàn toàn

Cổ nhân có câu: “Nhân bất khả mao tướng, hải thủy bất khả đấu lượng.”

Câu này có nghĩa là không thể nhìn vào bề ngoài để đánh giá tài đức một con người, cũng như nước biển không thể dùng đấu để đong đo được. Câu chuyện dưới đây là một người nhân viên tên Lan chỉ vì đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài đến nỗi không nhận ra và đuổi mắng cả chủ của mình.

Lan là nhân viên phục vụ tại một nhà hàng sang trọng, riêng tiền lương hàng tháng đã gần 20 triệu VND, những vị khách đến dùng bữa tại nhà hàng đa phần là người giàu có, vì vậy nhiều hôm cô nhận được tiền tip lên tới cả triệu đồng.

Lan cũng rất khoe khoang, có thể nhận thấy cô rất tự hào vì được làm việc tại nhà hàng như vậy. Cô cũng tự thấy mình có làn da trắng, dáng cao, khuôn mặt dễ thương hơn những người khác.

Một ngày nọ, Lan nhìn thấy một ông già bước vào nhà hàng, cô nhìn cách ăn mặc đơn giản trông có phần quê mùa khuôn mặt liền tỏ thái độ coi thường. Cô cho rằng ông lão này mới lên thành phố, chắc không có tiền để dùng bữa chứ đừng nói đến việc có tiền tip cho cô.

Bỗng ông già lên tiếng: “Này cô, cho tôi 1 cốc nước lọc trước.”

Ông già nông thôn bước vào nhà hàng sang trọng nhưng bị đuổi, kết quả đảo ngược hoàn toàn

Lan cho rằng ông lão này mới lên thành phố, chắc không có tiền dùng bữa chứ đừng nói đến chuyện tiền tip cho cô. (Ảnh minh họa: internet)

Cô Lan tỏ ngay thái độ ý muốn nói ở đây không có nước lọc chỉ có rượu và nước ngọt nếu không gọi đồ ăn thì ông hãy mau đi đi.

Ngay sau đó cô thẳng thừng nói: “Ông không gọi đồ ăn vậy thì đừng lãng phí thời gian nữa, ông nên ra khỏi cửa hàng.”

Lúc này ông già đến gần cô gái nói 1 câu: “Việc gì cũng nên lùi một bước, sau này có gặp lại còn dễ nhìn nhau.”

Sáng ngày hôm sau, khi nhà hàng chưa có khách tới, quản lý nhà hàng đã gọi mọi người lại nói: “Hôm nay chúng ta sẽ chào đón vị chủ tịch mới của nhà hàng, mọi người hãy chỉn chu nhé.”

Cô Lan vừa nghe thấy có chủ tịch tới liền vội lấy gương ra soi, trong lòng thầm nghĩ: “Chủ tịch mới đến, mình nhất định phải gây ấn tượng tốt, có như vậy tiền lương của mình nhất định sẽ được tăng.”

Ngay sau đó, một chiếc xe sang trọng đỗ trước cửa nhà hàng, một ông già mặc bộ đồ vest màu đen lịch thiệp từ trên xe bước xuống đi vào.

Ông già nông thôn bước vào nhà hàng sang trọng nhưng bị đuổi, kết quả đảo ngược hoàn toàn

 Cửa hàng sang trọng mà Lan làm việc. (Ảnh minh họa: internet)

Các nhân viên đều cúi người mỉm cười chào ông, ông cũng gật đầu chào đáp lại.

Khi mọi người đã vào chỗ ngồi đầy đủ, vị quản lý nói: “Chủ tịch mới có chút lời muốn nói với mọi người.” Lúc này mọi người đều vỗ tay, còn Lan, sau khi nhìn rõ khuôn mặt của ông mới giật mình sửng sốt.

Trong lòng cô có chút hoảng loạn và tự nói: “Sao lại có thể là chính ông ấy được chứ!” Bởi vị chủ tịch đứng trước mặt cô và mọi người lúc này chính là ông già bị cô đuổi ra khỏi nhà hàng ngày hôm qua.

Từ đó về sau cũng không ai còn nhìn thấy Lan ở cửa hàng nữa bởi cô đã bị đuổi việc.

Lan qua sự việc này cũng cảm thấy hối hận vô cùng nhưng đã quá muộn. Cuộc sống đúng là khó tránh khỏi một chữ ngờ, nhưng cũng không phải vì một chữ ngờ ấy để mà dùng nhân tâm đánh giá con người. Qua câu chuyện này chúng ta cũng nhận ra được một bài học đắt giá là: “Không nên đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài”.

Bởi vì, cái bề ngoài màu sắc trắng-đen ấy làm sao vẽ lên được sắc màu của trái tim và tấm lòng của một con người. Và khi người ta bị nhầm tưởng hay nhầm lẫn theo cái bề ngoài ấy thì việc bị nhận một kết cục đáng tiếc cũng không là chuyện gì quá lạ, giống như nhân vật Lan trong câu chuyện vừa rồi.

Ngược dòng thời gian, chúng ta cùng trở về với Khổng Tử, ngay cả người xưa cũng đã từng có bài học về nhìn người mà vẫn còn lưu lại nguyên giá trị cho con người ngày nay, ông  nói: “Dĩ dung cử nhân hồ? Thất chi Tử Vũ; Dĩ ngôn cử nhân hô? Thất chi Tể Dư.”

Trong Hán Phi Tử – Hiển học có ghi chép như sau: Khổng Tử có 3000 đệ tử, trong đó có một người tên Đàm Trị Tử Vũ, một người là Tể Dự. Nói về Tử Vũ, anh ta có khuôn mặt dị thường, vì thế Khổng Tử nghĩ rằng anh ta chắc cũng không phải người có đức hạnh gì hơn người, nhưng sau một thời gian dài tiếp xúc, Khổng Tử đã phải thay đổi cách nghĩ của mình đối với cậu học trò này.

Một đệ tử khác tên Tể Dư, khi mới gặp do anh ta nói năng rất nho nhã nên Khổng Tử nghĩ anh ta là một người có trí tuệ hơn người, nhưng lâu dần ông lại phát hiện ra trí tuệ và sự nho nhã của anh không cùng cấp độ với nhau.

Rút kinh nghiệm từ 2 cậu học trò này, Khổng Tử đã thốt lên rằng: “Nếu ta chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá con người tốt xấu thì ta đã mất đi một nhân tài như Tử Vũ, nếu ta lấy khả năng ăn nói để đánh giá sự tài hoa của con người thì ta lại nhìn nhầm giống như với con người Tể Dư.”

Theo ĐKN