Quá nguy hiểm nếu gội đầu mỗi ngày

Tắm quá lâu, gội đầu mỗi ngày hay thường xuyên sử dụng chất tạo bọt, bông tắm bẩn...sẽ không hề tốt cho sức khỏe.

Gội đầu mỗi ngày có thể mắc ung thư

Gội đầu quá thường xuyên vào mỗi ngày sẽ khiến bạn vô tình làm trôi hết lớp dầu tự nhiên trên tóc và da đầu. Những lớp dầu tự nhiên được sản sinh ra nhằm bảo vệ và tăng cường sự khỏe mạnh cho da đầu và tóc. Khi gội đầu mỗi ngày, bạn sẽ không khiến chúng không thể phát huy hết hiệu quả của mình, từ đó gây khô da đầu và tổn thương tóc. Đặc biệt vào mùa đông, thói quen này sẽ càng chỉ khiến da đầu của bạn bị khô, bong tróc vảy, rất mất thẩm mỹ.

Trang thông tin về sức khỏe Best Health cảnh báo, một số loại dầu gội có thể chứa các thành phần không an toàn. Các thành phần này có thể giúp sản phẩm chăm sóc tóc giữ hương thơm nhưng cũng có thể gây ung thư.

Chất sodium lauryl sulfate (SLS) làm cho dầu gội tạo nhiều bọt nhưng nó có thể làm kích ứng da và có thể gây ung thư. Chất paraben là một chất bảo quản nhưng đã được tìm thấy trong các mô khối u ung thư vú. Do đó khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc, bạn nên chú ý tránh các thành phần này. 

Do đó, đối với những người tóc mỏng yếu thì nên tránh việc gội đầu thường xuyên, tốt nhất không quá 2 lần mỗi tuần để duy trì độ mượt cho tóc. Đối với tóc khô và xoăn, bạn chỉ nên gội đầu 1 lần mỗi tuần.

Gội đầu mỗi ngày nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư

 Gội đầu mỗi ngày sẽ không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Tắm quá lâu gây phát ban, ngứa

Tắm quá lâu, đặc biệt là với nước nóng có thể làm khô da, dẫn đến phát ban và ngứa.

Sử dụng chất tạo bọt, sữa tắm gây khô da

Những sản phẩm này có nhiều bọt làm giảm lớp dầu bảo vệ tự nhiên trên da bạn, dẫn đến da bị khô, thô ráp. Ngoài ra, nếu các chất tạo bọt không bắt buộc phải dùng, bạn không cần sử dụng chúng hàng ngày.

Bông tắm cũ và ướt nguy cơ nhiễm vi khuẩn

Bông tắm và khăn ướt là môi trường thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vì thế 4 tuần một lần bạn nên thay bông tăm và khăn mới, hãy thử sử dụng một chiếc khăn làm từ lông cừu. Việc phơi khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng cũng rất quan trọng.

Lau người quá khô

Sau khi tắm, bạn nên lau người bằng một chiếc khăn mềm và để làn da hơi ẩm. Sau đó, bạn sử dụng kem dưỡng phù hợp để làn da mềm mại và khỏe mạnh. Trường hợp lâu người quá khô da sẽ không còn độ ẩm và đàn hồi dần dần se lại, khô không hề tốt cho làn da của bạn.

Nước tắm quá nóng

Nước tắm quá nóng sẽ làm da khô và thiếu săn chắc, làm mất chất dầu tự nhiên trên da, khiến da mất khả năng tự bảo vệ. Lưu lượng máu tăng lên, thường dẫn đến đỏ da, viêm và phát ban.

Phun vòi nước trực tiếp vào mặt

Da mặt rất nhạy cảm, do vậy, khi bạn phun thẳng nước vào da mặt, nó sẽ làm cho da bị kích ứng và đỏ ửng.

Không chà chân

Nếu bạn không muốn chân bị nấm hay nhiễm các lại vi khuẩn đáng ghét khác, hãy chà chân khi đi tắm. Hội Phòng ngừa Sức khỏe Chân Hoa Kì khuyên bạn nên chà chân và hong khô mỗi ngày. Dùng một loại xà phòng dịu nhẹ và vệ sinh giữa các kẻ ngón chân. Luôn giữ chân và các kẽ chân khô ráo. 

Treo bông tắm trong nhà tắm

Bạn thường vắt bừa bông tắm ở đâu đó sau khi tắm xong, nhưng nếu nó chưa khô hoàn toàn và vẫn còn dính xà phòng thì sai lầm khi tắm này sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Mỗi khi sử dụng bông tắm, tế bào da chết sẽ bị tắc ở các kẽ bông tắm. Những tế bào chết này là nguồn sinh sôi vi khuẩn.

Tắm sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục, bạn nghĩ lý do duy nhất khiến mình phải đi tắm là do cơ thể bốc mùi. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tiến sĩ Holly L. Phillips phát biểu trên Women"s Health như sau: "Mồ hôi không chỉ gây mùi khó chịu, mà việc mồ hôi còn tồn đọng trên da sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến ngứa ngấy và nổi mụn".

An Dương

Theo vietq