Rớt nước mắt vì... "người đàn ông của mẹ"

Thảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gọi bất kỳ người đàn ông nào khác là bố, ngoại trừ người cha đã mất của mình...

Đối với Thảo, cái ngày mẹ cô dẫn người đàn ông ấy về và tuyên bố sẽ lấy chồng là ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời. Từ ngày bố cô mất đi, hai mẹ con vẫn tự hứa sẽ nương tựa vào nhau để sống, sau này Thảo lấy chồng cũng sẽ về ở với mẹ để phụng dưỡng mẹ đến già, ấy vậy mà mẹ đã nuốt lời.

Hết nhìn mẹ rồi lại quay ra nhìn người đàn ông ấy với ánh mắt căm thù, Thảo biết, mẹ không nói thì thôi chứ đã nói ra thì chắc chắn điều đó sẽ phải là sự thật. Dù cô có phản đối thì nó cũng chẳng có tác dụng gì, thà cô cứ im lặng rồi sẽ phá ngầm từ bên trong, rồi kiểu gì ông chú kia không chịu được cũng sẽ phải bỏ đi.

Những ngày sau đó, Thảo sống như một đứa con gái hư hỏng, không có giáo dục. Trước mặt mẹ, cô gọi bố dượng là chú, ăn nói cộc lốc, hễ không có mặt mẹ là buông lời cay nghiệt, xỉa xói bằng những lời lẽ hệt như dân du côn, đầu đường xó chợ. Nhưng dường như ông ấy không chấp cô nhóc mới lớn như Thảo.

Ông luôn cười hiền từ và tìm cách để hòa hợp với cô... càng như vậy, cô càng thấy kinh tởm khả năng thảo mai, giả dối của bố dượng. Đối với cô, người đàn ông duy nhất tốt với cô chính là bố cô, không thể là một ông bố dượng nào khác.

Kể cả khi cô đi học từng đồng từng hào là tiền bố dượng đi làm thuê chắt chiu để gửi cho cô nhưng cô cũng chẳng mảy may cảm động. Đối với cô, đó là cái giá mà ông ta phải trả cho việc cướp đi tình yêu của mẹ dành cho mình. Dù ông có hiền lành, chu đáo bao nhiêu nhưng đối với Thảo lại càng thêm đáng ghét bấy nhiêu.

Rớt nước mắt vì...

Cô ứa nước mắt, vì nếu bố cô còn sống, giờ này ông đã giúp cô san sẻ khó khăn những ngày vừa qua. Cô đứng chững lại vài giây....

Rồi Thảo đi lấy chồng, cô sung sướng biết bao khi nghĩ đến cảnh từ nay sẽ không còn phải sống chung mái nhà với ông ta nữa. Họa hoằn lắm cô cũng mới về, càng không tiếp xúc, cô càng đỡ ghê tởm những hành động quan tâm giả dối của bố dượng.

Nhưng khi con gái cô được 2 tuổi, chồng cô không may gặp tai nạn. Cực chẳng đã, cô gửi con về cho bà ngoại chăm giúp để vừa có thể chăm chồng lại trông nom cửa hàng. Được 2 tuần, chồng ra viện, Thảo vội vàng bắt xe về quê để đón con gái.

Vừa về tới ngõ, cô đã giật mình nhìn thấy cảnh 2 ông cháu đang chơi vui vẻ với nhau ở ngoài sân. Cô ứa nước mắt, vì nếu bố cô còn sống, giờ này ông đã giúp cô san sẻ khó khăn những ngày vừa qua. Cô đứng chững lại vài giây, rồi thoáng thấy bóng mẹ cô bước ra từ phòng ngủ, dáng vẻ mệt nhọc:

- "Tôi đã bảo ông gọi cái Thảo về, nó đưa con bé sang nội, chứ tôi bị ốm, ông một tay chăm cháu, một tay chăm bà thế này tội quá, không khéo rồi ông cũng ốm ra thì khổ."

Bố dượng cô cười hiền từ nhìn vợ:

- "Tôi khỏe lắm, nó có đẻ 2 đứa nữa tôi cũng chăm được, nhà nội nó thì xa xôi, để nó đưa con bé đi tội ra, khéo lại ốm thì khổ. Mà nó ở đây ngoan thế này, vợ chồng mình thấy vui cửa vui nhà hẳn, nó mà đón con bé đi chắc tôi buồn lắm".

Nhìn con gái đu lên cổ, đòi ông cái này cái nọ, rồi thấy người đàn ông ấy ân cần chăm sóc mẹ mình, Thảo thấy hối hận về những lời nói xấc xược trước đây vô cùng. Cô đã luôn nhìn "chú" bằng ánh mắt kỳ thị, căm ghét.

Thảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gọi bất kỳ người đàn ông nào khác là bố, ngoại trừ người cha đã mất của mình. Nhưng qua nhiều chuyện với "chú", cô mới biết có lẽ mình sẽ thay đổi, từ giờ, cô sẽ gọi ông ấy là bố...

Theo Trithuctre