'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới



Cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới sẽ khiến bạn "giật mình" như tham gia một trận chiến, ăn 12 quả nho, đập vỡ đĩa chén..

Năm mới 2017 đã gõ cửa các nước trên thế giới trong bầu không khí từng bừng của những bữa tiệc âm nhạc và ánh sáng lung linh, những màn pháo hoa rực rỡ. Mỗi quốc gia trên khắp châu lục lại có cách chào đón năm mới mang những màu sắc rất riêng.

'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới
Người Mỹ cùng nhau đón năm mới. Ảnh: Mappy Tour

Khoảnh khắc đón chào năm mới, hàng ngàn người Mỹ sẽ tập trung ở Quảng trường Thời Đại cùng nhau chờ đợi giờ phút chuyển giao, dưới những màn pháo hoa rực rỡ, họ cùng nhau hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và hát ca khúc truyền thống ”Auld Lang Syne” trong không khí tươi vui ngập tràn.

Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc. Người Mỹ thường chọn ăn bắp cải vào đầu năm mới với hy vọng về may mắn và tiền bạc. Ở miền nam nước Mỹ, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói...

Người Pháp quan niệm, vào ngày Tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi. Thức ăn của bữa tiệc thường là bánh nướng, thịt vịt hoặc ngỗng và rượu champagne.

'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới
Ở Đan Mạch, mọi người đập vỡ đĩa và cốc chén vào đêm giao thừa với hi vọng may mắn. Ảnh: Phapluatplus 

Đối với người Châu Á, làm vỡ đồ đầu năm có thể bị xem là điềm xấu, tuy nhiên ở Đan Mạch, mọi người lại đập vỡ đĩa và cốc chén vào đêm giao thừa. Thời điểm đó, người dân đi xung quanh nhà của bạn bè và họ hàng để ném đĩa lên cửa nhà họ. Họ tin rằng cửa nhà ai càng có nhiều mảnh vỡ vào sáng 1/1 thì sẽ là một dấu hiệu tốt cho gia đình.

'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới

Người Brazil đón năm mới trên biển. Ảnh minh họa

Người Brazil lại rất háo hức với hoạt động "nhảy 7 con sóng" nhằm mang đến may mắn cho năm mới. Theo đó, họ mặc đồ trắng, mang theo một bó hoa và ném ra biển khi đi nhảy sóng đêm giao thừa.

Ở Hungary, người dân thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên “Jack Straw”. Hình nộm này tượng trưng cho những điều xấu xa và xui xẻo của năm cũ và việc đốt hình nộm mang ý nghĩa xua tan những điều không may và chào đón may mắn đến trong năm mới.

Để có một năm mới dồi dào sức khỏe, người Tây Ban Nha sẽ đón năm mới bằng việc ăn 12 quả nho vào đúng giao thừa. Nghe đơn giản nhưng thực tế lại không như vậy (mọi người thậm chí còn tập luyện việc này), nhưng nếu bạn thành công, bạn sẽ có cả một năm mới thịnh vượng. 

'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới
 Người Nhật trang hoàng cửa chính ngôi nhà của mình bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây. Ảnh: Internet

Vào dịp năm mới ở Nhật (Oshogatsu), người dân trang hoàng cửa chính ngôi nhà của mình bằng những nhành lá thông hoặc tre và các sợi dây với niềm tin  những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, tuổi thọ và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Bên cạnh đó, ngày 31 tháng 12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều xui xẻo.

Ở Ai Cập, thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau.

Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn, trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).

'Tan chảy' với cách đón năm mới kỳ lạ ở các nước trên thế giới
 Người dân Chumbivilcas dùng "trận chiến" để bắt đầu năm mới. Ảnh: Toquoc

Người dân ở Chumbivilcas, gần thành phố Cuzco, Peru, lại có một sự đầu mới khác biệt với lễ hội Takanakuy, có nghĩa là “Khi máu sôi lên”. Những người tham gia bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em tập hợp trong một vòng tròn và tham gia một trận chiến với nhau mà không có các thiết bị bảo vệ.

Cảnh sát sẽ đóng vai trò là trọng tài. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng vì các cuộc thi có mục đích vui là chính chứ không nhằm gây trọng thương cho đối thủ. Những người dân ở Chumbivilcas lại rất vui khi năm mới bắt đầu từ những cái ôm thân thiện trước và sau trận đấu, bỏ lại những điều không vui ở phía sau.

Theo vietq