Thấy cơ thể đau bất thường kiểu này, có thể bạn đang mắc bệnh nguy hiểm

Nhiều cơn đau bất thường trên cơ thể tưởng chừng như vô hại nhưng lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm bạn không nên chủ quan.

Dưới đây là những cơn đau bất thường, bạn cần thận trọng trước khi tình trạng trở nên quá muộn:

Đau răng đến mất ngủ

Đây có thể là hậu quả của chứng nghiến răng. Đau miệng do viêm tủy răng, viêm bên trong răng. Đáng chú ý, buổi tối, khi nằm sẽ gây áp lực lên đầu, lên cổ càng làm cơn đau dữ dội hơn. Khi nghiến răng thì hàm đau. Một số dấu hiệu khác như đau tai, đau đầu, và răng bị sứt mẻ.

Khi thấy triệu chứng đau răng, bạn không nên chần chừ mà đến khám bác sĩ ngay. Nếu phát hiện kịp thời nên điều trị chân răng. Để khắc phục chứng nghiến răng, bác sĩ sẽ dùng kẹp răng để bảo vệ răng hàm trên và hàm dưới tránh răng bị sứt mẻ.

Nếu nghiển răng liên quan đến mệt mỏi, nên tập các bài tập thở sâu, tắm trước khi ngủ.

Đau giữa hai bả vai

Mặc dù triệu chứng dễ nhận biết của đau tim là đau ở vùng ngực. Thường sau các cơn đau ngực , người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau lan đến vai, cánh tay, và lưng. Và đặc biệ, nhồi máu cơ tim thường có liên hệ với đau cánh tay, có thể đau cả hai bên hoặc giữa hai xương bả vai.

Khoảng 30% số người bị đau tim không có cảm giác tức nặng cổ điển ở ngực. Đau giữa hai bả vai hay gặp ở phụ nữ, cũng như đau hàm, thở gấp và buồn nôn. Nếu có những triệu chứng này (và có thể có nhiều hơn một), bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Đau cơ thường là đau âm ỉ. Còn cơn đau tim thường khởi phát đột ngột dữ dội. Hãy gọi cấp cứu chứ đừng tự lái xe đến bệnh viện. Chờ xe cấp cứu vì nhân viên cấp cứu sẽ thực hiện việc phân loại ngay lập tức.

Đau vùng thắt lưng kèm theo sốt

Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng ở thận. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn thâm nhập qua đường niệu đi tới thận, khiến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nhiều.

Ban đầu có thể là các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, như đái buốt, nhưng một số người không thấy bất cứ điều gì cho đến khi đã muộn. Bạn có thể cần kháng sinh càng sớm càng tốt, vì vậy hãy gọi cho bác sĩ.

Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiết niệu hơn, là tiền thân của nhiễm trùng thận. Nếu nhiễm trùng thận không được điều trị, thận có thể ngừng hoạt động. Nhưng bệnh thường gây đau nhiều và ít ai có thể bỏ qua.

 Đau đầu khủng khiếp

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh phình mạch não. Rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu từ nhiều tuần đến vài tháng trước khi đoạn mạch máu bị phình vỡ ra.

Tại thời điểm mạch bị vỡ, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra: Bị nhức đầu đột ngột và dữ dội, bệnh nhân thường mô tả nó như là cơn đau đầu "tồi tệ nhất" trong cuộc đời.

Người bệnh bị nôn ói, cổ bị tê cứng và bất tỉnh. Thị lực và khả năng nói bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ở một bộ phận nào đó của cơ thể có dấu hiệu tê và yếu và người bệnh rất nhạy cảm với ánh sáng.

Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới bên phải

Đây là một triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh viêm ruột thừa. Vị trí đau thường bắt đầu từ rốn, chuyển dần sang vùng hố chậu bên phải và tăng lên sau 6 đến 24 giờ.

Viêm ruột thừa cũng dễ nhận thấy kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, co cứng thành bụng và thay đổi đại tiện. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ và gây tràn mủ ra khu vực xung quanh, đe dọa tới tính mạng.

Đau bụng kinh không đỡ khi dùng thuốc

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của 20% phụ nữ song rất ít nghiên cứu tìm hiểu cách xử lý tình trạng này, Telegraph đưa tin.

Giúp phái đẹp khi bị đau bụng kinh chủ yếu chỉ là thuốc giảm đau. Tuy vậy, nhiều trường hợp sử dụng thuốc giảm đau không đỡ bạn cần nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung.

Đây là căn bệnh mà các mô hay tế bào nội mạc tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung. Trong kỳ kinh nguyệt, các mô bị phá vỡ và bị kẹt lại trong cơ thể, hình thành thương tổn và gây đau dữ dội.

Nếu các thuốc thông thường không có tác dụng, thì nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung - tình trạng lớp niêm mạc tử cung phát triển ở ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung cản trở khả năng sinh sản, và khá phổ biến. 40 – 60% phụ nữ bị đau bụng kinh rất nhiều có thể bị tình trạng này.

Trừ khi bạn đang muốn có thai, còn thì bác sĩ có thể bắt đầu bằng thuốc ngừa thai uống. Nếu vẫn còn đau, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ những mô nằm sai chỗ.

Đau nhức bắp chân

Đây là dấu hiệu bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Chia sẻ trên tờ VnExpress, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là một bệnh nguy hiểm rất thường gặp, có biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không triệu chứng đến đau chân, da chuyển màu xanh tím, phù căng, thậm chí hoại tử tĩnh mạch.

“Biến chứng trầm trọng nhất của bệnh là thuyên tắc động mạch phổi, có thể gây đột tử. Nếu không điều trị sớm, về sau người bệnh có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch hậu huyết khối gây đau nhức và lở loét không lành, làm giảm chất lượng cuộc sống", bác sĩ Thanh Phong nói.

Ở nước ta, từ trước đến nay, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường được điều trị bằng phương pháp kháng đông. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trên thế giới, những bệnh nhân chỉ điều trị bằng kháng đông, 5 năm sau có đến 90% bị hội chứng hậu huyết khối, 40% xuất hiện cơn đau cách hồi tĩnh mạch và 15% sẽ chuyển thành lở loét ở chân. Chất lượng cuộc sống cũng giảm đi một cách đáng kể ở những người bị hội chứng hậu huyết khối.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Bảo Luân, giảng viên bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Đại học Y Dược TP HCM giải thích thêm: "Hội chứng hậu huyết khối xuất hiện là do huyết khối cấp không được lấy đi gây tắc hẹp tĩnh mạch mạn tính, biểu hiện bằng tình trạng đau chân, phù, thay đổi sắc thái da ở cẳng chân và lở loét chân không lành. Ngoài ra, những bệnh nhân điều trị nội khoa đơn thuần còn có thể bị huyết khối tĩnh mạch cấp tái phát dai dẳng cùng, nguy cơ cao dẫn đến thuyên tắc phổi".

Minh Hà

Theo VietQ