Thức ăn bị chuột gặm, ăn có bị sao?



Chuột không chỉ phá hoại tài sản, lương thực thực phẩm mà chúng còn là nguồn gốc gây nên rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.

Chuột thuộc bộ gặm nhấm, chúng thường được chia thành các loại khác nhau nhưng nhìn chung chuột là kẻ thù của con người về cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Bởi nó không những gây hại về tài sản, lương thực thực phẩm mà nó còn là mối họa gieo rắc rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm cho con người.

Hiện nay vì sơ suất một số thức ăn của chúng ta có thể bị chuột gặm nhấm và tha đi. Tuy nhiên, có một số trường hợp do tiếc của, các bà nội trợ thường cắt phần thức ăn hoặc bánh trái... bị chuột gặm và sử dụng lại. Như vậy, liệu rằng thức ăn khi bị chuột gặm nhấm có nên sử dụng lại hay không và có gây hại cho sức khỏe?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS CKI Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Nutifood, Việt Nam) cho biết: “Thức ăn bị chuột gặm chắc chắn không nên ăn vì chuột là một trong những ổ chứa nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác nhau, trong đó có những bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho người sử dụng”.

Thức ăn bị chuột gặm, ăn có bị sao?
Thức ăn bị chuột xâm hại không nên sử dụng lại. Ảnh: Internet

Theo một số thống kê, người ta ước tính chuột có thể gây nên khoảng 35 căn bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, theo ước tính, chuột đã gây ra khoảng năm căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiêu biểu như: dịch hạch, bệnh do virus Hantavirus, bệnh vàng da xuất huyết (bệnh Leptospirose), bệnh do vi khuẩn Salmonella, sốt do chuột cắn.

Trong đó có vi khuẩn Salmonella (thường có trong phân chuột hay một số loại thú cưng, loài gặm nhấm), người bệnh có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phân hay thực phẩm do chuột ăn dở, làm ô nhiễm.

Theo Wikipedia, các chủng vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh như thương hàn (do Salmonella typhi), phó thương hàn, nhiễm trùng máu (do Salmonella choleraesuis) và ngộ độc thực phẩm (Salmonellosis). Các triệu chứng do Salmonella gây ra chủ yếu là tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn xuất hiện sau 12-36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm Salmonella.

Như vậy, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, BS Minh Nguyệt đưa ra lời khuyên: “Cần bảo quản thực phẩm đúng cách, che đậy kín, tránh sự xâm nhập của chuột và các loại côn trùng, loại bỏ ngay thức ăn nếu nghi ngờ có sự xâm nhập của các tác nhân này”.

Theo plo

--------------------

Xem thêm:

Chỉ cách để nhà bạn không có bóng dáng con chuột nào mà không cần thuốc diệt

Chỉ cách để nhà bạn không có bóng dáng con chuột nào mà không cần thuốc diệt ai cũng cần lưu lại để dùng ngay.

Chỉ cách để nhà bạn không có bóng dáng con chuột nào mà không cần thuốc diệt

Chuột là loại động vật gây hại khó chịu nhất. Chúng không những tàn phá đồ đạc trong nhà, làm ô nhiễm đồ ăn thức uống mà còn là tác nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên, chuột cũng rất khôn ngoan nên để đánh bẫy chúng hoặc đuổi chúng ra khỏi nhà không dễ. Nhiều khi, chiếc bẫy chuột mà bạn sắm về không hề suy chuyển và tất nhiên chẳng có con chuột nào mắc bẫy vì chúng thừa hiểu mối nguy hiểm từ những chiếc bẫy.

Nhưng đuổi chuột cũng không khó như bạn nghĩ nếu bạn hiểu được những đặc tính của chuột. Có một nguyên tắc khi tiến hành những biện pháp đuổi chuột ra khỏi môi trường sống là bạn không được chặn đứng mọi con đường bỏ trốn của chuột.

Nếu bạn làm cho lũ chuột sợ hãi muốn bỏ đi nhưng lại chắn đứng con đường thoát của chúng, chuột sẽ trở nên điên cuồng và càng cắn xé nhiều hơn để tìm đường thoát. Bởi vậy, tạo ra một đường thoát cho chuột là cách mà bạn có thể đuổi chuột tận gốc.

Tạo nên hàng rào ngăn chúng vào nhà

Tìm ra con đường mà chuột chui được vào nhà: Chuột thường để lại dấu chân, vết bẩn hoặc phân và mùi hôi ở nơi chúng thường “chui ra chạy vào”. Bạn nên dựa vào những đặc điểm này để tìm ra lối đi của chúng.

Bít lỗ hổng: Cần kiểm tra xem lối vào nhà của chuột ở vị trí nào và bịt chúng lại, đảm bảo không còn lỗ hổng nào khác. Sử dụng nước tẩy để vệ sinh những nơi chuột hay lui tới nhằm làm sạch mùi hôi của chúng.

Bột xà phòng

Xà phòng bột không chỉ giúp làm sạch quần áo, chúng còn là chất giúp bạn đuổi chuột ra khỏi nhà. Bạn chỉ cần trộn xà phòng bột với tần tiêu (hay còn gọi là bột hoa tiêu), thêm một chút cơm nguội, sau đó đặt ở nơi chuột thường xuyên qua lại. Chuột mà ngửi thấy mùi này sẽ sợ và bỏ đi ngay.

Chỉ cách để nhà bạn không có bóng dáng con chuột nào mà không cần thuốc diệt

Dùng bột ớt:

Bột ớt là thứ gia vị mà chuột không hề thích thú và chúng sẽ tìm cách tránh xa. Rải bột ớt tại nơi chuột đi lại hoặc hang ổ của chúng là cách đuổi chuột tốt nhất, tuy nhiên bạn phải chú ý không để trẻ em hoặc người khác có thể chạm tay phải bột ớt.

Một cách hữu hiệu hơn nếu không gian sống nhà bạn rộng rãi và chuột có thể sống ngoài sân vườn: Hãy pha bột ớt với nước rồi dùng bình xịt phun dung dịch này khắp sân vườn, đặc biệt ở những nơi bạn nghi là hang ổ của chuột. Làm như vậy, chuột sẽ nhanh chóng bỏ đi.

Mẹo bắt chuột

Dùng bát và đồng xu: Đặt miếng socola trên thành bát úp ngược. Sau đó, nâng bát lên và chèn bởi 1 đồng xu dựng đứng. Khi chuột cố lấy miếng socola thì sẽ làm đồng xu sập xuống, bát sẽ úp lên chuột. Đây được coi là một loại bẫy khá nhân đạo với loài chuột.

Theo Khoevadep