Thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ em

Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh được cho dùng thuốc chống nôn trớ có nhiều nguy cơ bị gãy xương sau này.

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia (Mỹ) cho thấy, một số loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho trẻ em dưới 1 tuổi có thể làm tăng nguy cơ gãy xương gần 1/3 lần.

Những loại thuốc này dành cho trẻ sơ sinh bị trào ngược sữa trong hoặc sau khi ăn, thường được biết đến với tên gọi phổ biến là “nôn trớ”. 

Thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ em
Một số loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho trẻ em dưới 1 tuổi có thể làm tăng nguy cơ gãy xương gần 1/3 lần.

Hiện tượng nôn trớ xảy ra vì thực quản của em bé vẫn đang phát triển và thường sẽ kết thúc khi em bé được 1 tuổi. Khi đó vòng dưới của cơ đã phát triển đủ để ngăn chặn thức ăn trong dạ dày bị trào ngược. Theo thống kê, có đến 2/3 số trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

Để điều trị nôn trớ, các bác sĩ kê toa thuốc ức chế bơm proton (PPIs) chất đối kháng thụ thể histamine H2 ((H2 blockers) làm giảm lượng acid dạ dày.

Nghiên cứu nói trên được thực hiện trên 874.447 trẻ em khỏe mạnh sinh ra được báo cáo từ năm 2001 đến năm 2013, trong đó có khoảng 10% trẻ được cho dùng các loại thuốc trị nôn trớ trong năm đầu tiên của cuộc đời.

Kết quả, trẻ được kê toa thuốc PPIs bị tăng nguy cơ gãy xương lên 22% (trong thời gian theo dõi ít nhất là 2 năm), tỷ lệ này ở trẻ em dùng PPIs và (H2 blockers) là 31%.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng số lượng ca gãy xương của trẻ tăng lên cùng với thời gian trẻ phải uống thuốc trị nôn trớ.

Ngoài ra, trẻ càng nhỏ tuổi khi sử dụng thuốc lần đầu thì nguy cơ gãy xương càng cao, những trẻ bắt đầu dùng thuốc trước 6 tháng tuổi có nguy cơ gãy xương cao nhất.

Thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ em

Trẻ càng nhỏ tuổi khi sử dụng thuốc lần đầu thì nguy cơ gãy xương càng cao, những trẻ bắt đầu dùng thuốc trước 6 tháng tuổi có nguy cơ gãy xương cao nhất.

Tuy vậy, thuốc trị nôn trớ dường như an toàn hơn sau khi trẻ được 2 tuổi. Khi trẻ được dùng thuốc sau độ tuổi này, số trường hợp gãy xương xảy ra không nhiều hơn so với những trẻ hoàn toàn không dùng thuốc trong 5 năm đầu đời.

Lý do các loại thuốc nói trên làm tăng nguy cơ loãng xương có thể là vì chúng làm giảm lượng acid dạ dày cần thiết để hấp thu canxi, vốn được cơ thể sử dụng để tạo hệ xương chắc khỏe.

Tiến sĩ Laura Maldochi, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số bằng chứng cho thấy những loại thuốc kháng acid không an toàn cho trẻ em, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.

Các loại thuốc này chỉ nên được kê toa để điều trị những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng hơn, và chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn.

Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy PPIs và H2 blokers có thể làm người lớn dễ bị ngộ độc thực phẩm. Phụ nữ mang thai sử dụng những thuốc này có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Theo PNO