Trẻ tử vong sau khi uống sữa: Bài học đau lòng cần biết về sữa đậu nành

Một cốc sữa chế biến không đúng cách đã cướp đi sinh mạng của một em bé mới tuổi mầm non. Sữa đậu nành là thực phẩm rất tốt, nhưng kèm theo có những kiêng kỵ ai cũng nên biết sớm.

Bé Sơn Sơn ở Trung Quốc đang học mẫu giáo. Một buổi sáng như bao ngày khác, mẹ bé thức dậy vội vã làm sữa đậu nành cho bữa sáng. Vé được uống trước 1 cốc và dành thêm 1 cốc nữa để mang đến trường.

Đến lớp được một lát, bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng buồn nôn, sau đó nôn ói và khó thở. Ngay lập tức được giáo viên đưa bé đến bệnh viện.

Thật không may, tình hình trở nên rất nghiêm trọng, và cuối cùng, gia đình bé phải đối diện với một sự thật hết sức đau lòng, bé đã không qua khỏi.

Để tìm ra nguyên nhân khiến bé bị ngộ độc, gia đình đã yêu cầu pháp y hỗ trợ trong việc điều tra, cuối cùng đã phát hiện nguyên nhân tử vong là do cốc sữa đậu nành chưa được nấu chín kỹ.

Trẻ tử vong sau khi uống sữa: Bài học đau lòng cần biết về sữa đậu nành

Tại sao uống sữa chưa nấu chín có thể gây tử vong?

Theo ý kiến của bác sĩ, sữa đậu nành sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là "saponin", nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành sống còn có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 ℃ chất này mới có thể bị tiêu hủy.

Vì thế, riêng sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.

Để an toàn nhất, bạn nên đun sữa sôi hẳn 100 độ, sau đó giảm nhỏ lửa và đun thêm 5 phút mới có thể sử dụng.

Không chỉ phải đun sôi sữa, khi nấu sữa cũng phải mở vung (nắp) nồi để cho chất độc hại trong sữa bốc hơi cùng với hơi nước.

Trẻ tử vong sau khi uống sữa: Bài học đau lòng cần biết về sữa đậu nành

6 điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

1. Sữa đậu nành phải được đun sôi chín hoàn toàn

2. Không được uống sữa đậu nành khi đói bụng

Khi trẻ đang đói bụng, tuyệt đối không nên cho bé uống sữa đậu nành. Khi vào dạ dày trống, không thể tiêu hóa protein thành nhiệt lượng mà còn bị đào thải, dẫn đến không thể hấp thu vào cơ thể.

3. Không pha sữa đậu nành với đường nâu

Đường nâu chứa nhiều axit hữu cơ, chẳng hạn như axit axetic, axit lactic… Khi kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến canxi bị biến chất.

Điều này không chỉ khiến sữa bị mất tác dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.

4. Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt

Sữa đựng trong bình giữ nhiệt có môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ "ủ" ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa.

5. Không được uống cùng với thuốc

Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe.

Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.

Trẻ tử vong sau khi uống sữa: Bài học đau lòng cần biết về sữa đậu nành

6. Uống sữa lâu dài nên chú ý bổ sung kẽm

Đậu nành chứa các chất có khả năng gây ức chế, saponin hormone và lectin. Đây không phải là những chất có lợi cho cơ thể con người. Nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu kẽm.

Dù đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Phụ huynh nuôi con nhỏ nên đặc biệt lưu ý.

Trong sữa đậu nành có chứa raffinose, rhamnose, và oligosaccharides stachyose – chất không dễ được hấp thụ, nếu ăn vào cơ thể sẽ gây lên men trong ruột kết, sinh ra 1 số vi khuẩn có hại, gây ra khó chịu, đầy hơi.

Sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm lạnh, vì vậy những người mắc triệu chứng bệnh gout, mệt mỏi, suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì không nên uống sữa.

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành nhiều, để tránh kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi.

Theo Ttvn