Trời lạnh, 6 thời điểm "vàng" này cần bổ sung nước, dù lười đến mấy cũng không được bỏ qua

Thời điểm cần thiết nhất trong ngày để uống nước là: ngay sau khi ngủ dậy, lúc cảm thấy đói, cuối buổi sáng hay cuối chiều mệt mỏi, trước các bữa ăn, tập thể dục và lúc bị ốm, ho, tiêu chảy.

Nhiều thông tin truyền tai nhau rằng, mỗi người cần uống 8-12 cốc nước/ngày để cơ thể đủ nước và tránh bị khát. Một số người đã áp đặt quy tắc này cho bản thân, tuy nhiên đã có trường hợp phải đến chuyên khoa bệnh tiết niệu do tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt... Các chuyên gia khuyến cáo, thực tế, quy tắc 8-12 không áp dụng cho tất cả mọi người.

troi-lanh-6-thoi-diem-vang-nay-can-bo-sung-nuoc-du-luoi-den-may-cung-khong-duoc-bo-qua

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần giữ nước ở trạng thái cân bằng với lượng nước nạp vào bằng lượng nước mất đi. Hầu hết mọi người cần tổng cộng 2 lít nước mỗi ngày, dù còn tùy thuộc vào cân nặng, nhiệt độ môi trường xung quanh và mức độ hoạt động thể chất. Nước có thể mất đi thông qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở.

Mức tiêu chuẩn 2 lít nước mỗi ngày bao gồm lượng nước đến từ đồ uống lẫn thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, là nguồn cung cấp nước đáng kể. Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn càng nhiều trái cây và rau thì lượng nước càng cao.

Các đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, nước tăng lực, các loại nước ngọt, bia, rượu đều có tác dụng lợi tiểu, khiến người uống đi tiểu nhiều hơn so với lượng tiêu thụ. Vì vậy, nếu dùng những đồ uống này cần bổ sung nước để duy trì trạng thái cân bằng.

Thời điểm cần bổ sung nước ngay cả khi không có dấu hiệu khát

troi-lanh-6-thoi-diem-vang-nay-can-bo-sung-nuoc-du-luoi-den-may-cung-khong-duoc-bo-qua

Ảnh minh họa

Uống ngay sau khi ngủ dậy

Uống nước ngay sau khi ngủ dậy là một thói quen tốt giúp bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống. Theo các chuyên gia sức khỏe, trong lúc ngủ, cơ thể bạn vẫn phải hoạt động để chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất, tức là một phần nước trong cơ thể sẽ bị mất đi, một phần các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. 

Uống nước khi thức dậy như một các thanh lọc các bộ phận trong cơ thể sau một đêm hoạt động, cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và sảng khoái hơn.

Uống khi đang cảm thấy đói

Bổ sung nước cho cơ thể khi cảm thấy đói là một cách hữu hiệu giúp bạn giảm cân hiệu quả. Chúng ta luôn cho rằng cảm giác đói xuất hiện là do cơ thể bị thiếu thức ăn, thiếu năng lượng. Nhưng trên thực tế, hầu hết cảm giác đói sinh ra là do cơ thể bạn bị thiếu nước. Lúc này, thay vì nạp vào cơ thể đồ ăn, bạn hãy uống một cốc nước nhỏ. 

Uống nước khi bụng đói sẽ tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân, tiêu mỡ hiệu quả.

Uống nước trước bữa ăn

Uống 300ml nước trước mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ sẽ giúp kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Bởi khi ăn, các cơ quan trong cơ thể và đặc biệt là dạ dày phải hoạt động rất mạnh, bổ sung nước kịp thời sẽ giúp quá trình này diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn.

Ngoài ra uống nước trước bữa ăn còn giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, bạn nên nhớ không được uống nước quá gần bữa ăn, lượng nước đó sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, loãng các men tiêu hóa, làm dạ dày chứa đầy nước nên bạn sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, chậm tiêu và dễ bị đầy hơi.

Uống nước trước khi tắm

Có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa biết, uống nước trước khi tắm rất tốt cho sức khỏe. Nước sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và làm giảm huyết áp. Nếu các bạn uống một cốc nước trước khi bắt đầu tắm thì sau đó cơ thể sẽ cảm thấy rất thoải mái và thư giãn hơn.

Uống trước và trong khi thể dục

Tập luyện thể thao, vận động mạnh thường khiến cơ thể bạn bị đổ nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, không bị kiệt sức trong quá trình chơi thể thao, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể.

Thời điểm nên bổ sung nước là khoảng 1 - 2 tiếng trước khi bắt đầu luyện tập, bạn nên uống nước để giúp máu lưu thông tốt hơn. Trong quá trình tập luyện, bạn có thể uống từng ngụm nhỏ nếu thấy khát, không uống nhiều để tránh tình trạng tim đập nhanh, thở gấp... do nồng độ natri trong máu bị nước làm loãng.

Bổ sung nước khi ốm, bệnh

Khi bị ốm hoặc bị bệnh, đặc biệt là những bệnh như cảm, sốt, ho, tiêu chảy... cơ thể bạn sẽ cần một lượng nước lớn để đào thải các độc tố, virus, vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể và cung cấp cho các cơ quan khác cũng như tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Chính vì vậy, thời điểm này bạn cần bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên hơn, với lượng nước nhiều hơn bình thường một chút.

3 KHÔNG khi uống nước

troi-lanh-6-thoi-diem-vang-nay-can-bo-sung-nuoc-du-luoi-den-may-cung-khong-duoc-bo-qua

Ảnh minh họa

Không nên để khát mới uống

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ nên uống nước khi cơ thể có cảm giác khát. Đây là thói quen vô cùng phản khoa học và cực kì có hại bởi vì khi cảm thấy khát là lúc bạn đã mất đi khoảng 2% lượng nước trong cơ thể rồi. Chính điều này sẽ khiến các cơ quan bên trong phải làm việc nặng nhọc hơn, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo hơn và về lâu dài, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Không uống quá nhiều nước trong một lần

Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta không nên uống nước quá nhiều trong một lần. Điều này có thể giúp bạn thỏa cơn khát trong nhất thời nhưng sau đó nó sẽ cản trở tiêu hóa, khiến nhịp tim mất ổn định, khó thở, ra mồ hôi lạnh... Ngoài ra, uống quá nhiều sẽ tăng tốc độ đi tiểu và uống quá nhanh dễ gây đầy hơi. Do đó, bạn chỉ nên uống từ từ từng ngụm, mỗi ngụm tầm 100ml và cách nhau 10 - 15 phút.

Không nhất thiết phải nước lọc

Một ngày, cơ thể người trưởng thành cần trung bình khoảng 2 lít nước. Tuy nhiên, bạn không cần thiết uống 100% nước lọc mà thay vào đó bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể từ cả các loại hoa quả, rau xanh hay dùng nước ép trái cây, nước rau củ quả... Các loại nước này còn giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, cải thiện làn da cho bạn.

Theo GiaDinh