Uống mật ong giả, người đàn ông bị tiểu đường, loét 2 bàn chân

Sau 6 năm liên tục uống chai mật ong vì nghĩ rằng nó có tác dụng tốt cho tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, người đàn ông phải nhập viện do mắc bệnh tiểu đường, loét 2 bàn chân.

Đó là trường hợp của ông Khairil Amri, 64 tuổi, người Malaysia. Ông được chẩn đoán mắc căn bệnh này từ tháng 12/2016 và nằm điều trị trong bệnh viện từ 3 tháng nay.

Lạ một điều, ông Khairil hầu như không ăn đồ ngọt, chỉ nếm chút ít vào ngày lễ hội và chủ yếu uống trà.

Không tin rằng chế độ ăn uống lành mạnh của mình là nguyên nhân gây bệnh, ông đã mang lọ mật ong mà mình hay uống đi kiểm tra và ngã ngửa khi biết chai mật ong hiệu Kelulut, được mua với giá từ 80-100 ringgit (khoảng 440-550 ngàn đồng) là đồ giả.

Sở dĩ ông uống mỗi ngày vì cho rằng nó có tác dụng tốt cho tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.

Uống mật ong giả, người đàn ông bị tiểu đường, loét 2 bàn chân

Hầu hết vết lở loét bàn chân do tiểu đường đều mang lại hậu quả nặng nề. (Ảnh minh họa: Internet).

Kết quả nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm cho thấy, mật ong nhân tạo được làm từ đường, tinh bột và bột ngô – đều là những chất có thể gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường.

Do quá trình sản xuất mật ong giả có pha trộn các loại tạp chất, hóa chất tạo màu, tạo mùi, nhiệt độ cao và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nên dùng loại mật này lâu ngày, người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Nghiên cứu viên chính của viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), Tiến sĩ Suri Roowi cũng đồng thời chỉ ra rằng, trong năm mẫu mật ong được mua từ các thương gia khác nhau chứa một lượng hydroxymethylfurfural cao (HMF).

HMF là một hợp chất tự nhiên của sự suy thoái đường glucose trong điều kiện axit, tiêu thụ. Nó có thể gây ra những phản ứng phụ trên cơ thể chúng ta.

Mẹo phân biệt mật ong thật - mật ong giả

Uống mật ong giả, người đàn ông bị tiểu đường, loét 2 bàn chân

Hoà với nước: Dùng chút mật ong hoà vào nước, nếu mật ong thật sẽ rất khó tan và dính chặt vào muỗng còn mật ong giả làm từ đường sẽ tan nhanh.

Dùng nến: Dùng bấc của nến nhúng vào mật ong rồi đem đốt. Nếu bấc nến không cháy được là mật ong thật còn mật ong giả thì ngược lại. Ngoài ra, có thể áp dụng với loại vải sợi cotton.

Dùng khăn giấy: Với mật ong thật khi nhỏ vào giấy sẽ không thấm còn mật ong giả sẽ thấm nhanh.

Dùng que tre: Sử dụng que tre sạch để khuấy đều mật ong, nếu xuất hiện màu đục hiện lên là mật ong giả do được trộn lẫn các chất khác.

Hơ nóng sợi thép: Đem hơ nóng sợi thép để chọc vào mật ong, nếu có sủi bọt phả hơi lên là mật ong giả do được trộn lẫn với nước.

Cho vào tủ lạnh: Đặt chai mật ong vào tủ lạnh, sau 1 ngày bỏ ra, nếu thấy mật đông đặc lại chứng tỏ mật toàn nước đường. Với trường hợp đông nửa chai đó là mật pha nước đường hoặc ong được nuôi cho ăn đường để lấy mật. Mật ong thật là mật nguyên chất không bị đông, có độ kết dính.

Dùng hành tươi: Nhúng cọng hành tươi vào mật ong nếu thấy cọng hành héo đó là mật ong giả.

Lòng đỏ trứng: Lọc lấy lòng đỏ trứng rồi đổ mật ong lên bề mặt đủ để phủ kín hết bề mặt. Nếu là mật ong thật, lòng đỏ trứng sẽ thay đổi màu sắc dần do bị mật ong làm chín từ từ.

Theo nguoiduatin