Uống nước: Không phải nhiều hay ít, mà nên uống đúng thời điểm, đúng lượng, đúng mục đích

Theo chuyên gia dinh dưỡng, uống nước là việc đơn giản nhưng nếu muốn khỏe bạn phải uống khoa học. Uống đúng thời điểm, uống đúng nhu cầu thì mới có thể phòng tránh bệnh tật.

Uống nước: Không phải nhiều hay ít, mà nên uống đúng thời điểm, đúng lượng, đúng mục đích

Uống nước: Việc đơn giản nhưng rất quan trọng

Chúng ta đều biết rằng nước là nguồn gốc của sự sống. Con người ta có thể nhịn ăn vẫn có thể sống sót được tới 3 tuần, nhưng nếu nhịn uống nước, thì chỉ tồn tại được 3 ngày là đã kiệt sức.

Bất kể cơ thể có vấn đề gì, đều gửi thông điệp để nhắc nhở bạn: "Hãy uống nước" thông qua cảm giác khát. Nhưng có nhiều người vẫn chưa có kinh nghiệm uống nước đúng. Khi phương pháp uống nước không đúng, không chỉ không có lợi cho cơ thể, mà còn có thể gây hại đến các bộ phận nội tạng liên quan.

Làm thế nào để uống nước lành mạnh hơn? Đây là ý kiến ​​của chuyên gia dinh dưỡng Vương Tiểu Huệ, chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Thành phố Thái Nguyên, Chuyên gia dinh dưỡng Quốc gia Trung Quốc để bạn tham khảo.

Theo Tiến sĩ Huệ, nước cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể vận hành. Cơ thể luôn cần thực hiện việc trao đổi chất và hoạt động sinh lý, quá trình này không thể tách rời khoáng chất và chất dinh dưỡng. Cơ thể thông qua nước và lưu thông máu, vận chuyển chất dinh dưỡng vào cơ thể tới từng tế bào.

Một số chất thải tạo ra trong quá trình trao đổi chất cũng thông qua sự lưu thông máu rồi bài tiết ra ngoài cơ thể, từ đó duy trì sự cân bằng vật chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Vì vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng không thể tách rời khỏi nước.

Uống nước: Không phải nhiều hay ít, mà nên uống đúng thời điểm, đúng lượng, đúng mục đích

Uống đủ nước để tránh nhiều loại bệnh

Tiến sĩ Huệ cho rằng, việc uống nước đầy đủ, không chỉ có thể làm giảm cơn khát, mà còn có thể giúp bạn ngăn ngừa và giảm bớt một loạt các loại bệnh phát sinh do thiếu nước.

1. Ung thư

Nếu uống nhiều nước, sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan nhiều đến nước như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư đường tiết niệu, ung thư thận và ung thư vú.

2. Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh rất phổ biến, cũng là một căn bệnh quan trọng dẫn đến suy nhược phổi. Bệnh nhân hen suyễn, bao gồm một số bệnh nhân cao tuổi bị viêm phế quản mạn tính là nhóm người cần uống nhiều nước vì họ hít thở nhanh hơn người bình thường, đồng nghĩa với việc làm mất nước thông qua quá trình hô hấp.

3. Sỏi nội tạng

Theo tiến sĩ Huệ, quan sát lâm sàng và điều tra dịch tễ học cho thấy rất nhiều trường hợp bị sỏi mật, sỏi thận và sỏi các bộ phận thuộc đường tiết niệu có liên quan đến việc uống nước ít hơn bình thường. Để phòng ngừa, bạn cần uống ít nhất 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, khoảng 1,5lit nước.

4. Bệnh gút (Gout)

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.

Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn.

5. Táo bón

Táo bón lâu ngày có thể gây ra sự mất cân bằng thực vật trong đường ruột. Gần đây, Tạp chí Nature (Mỹ) đăng một báo cáo về quan điểm mới cho rằng, hệ thực vật đường ruột mất cân bằng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến béo phì và một số căn bệnh mãn tính.

TS Huệ cho biết, để giảm bớt táo bón, phòng ngừa bệnh "tam cao" (huyết áp, tiểu đường, mỡ máu), cần nên uống nước đầy đủ. Nhóm người bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng đường huyết nếu uống nước đủ, có thể làm giảm độ nhớt máu, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa đột quỵ.

Uống nước: Không phải nhiều hay ít, mà nên uống đúng thời điểm, đúng lượng, đúng mục đích

Áp dụng nguyên tắc uống 8 cốc nước

TS Huệ nhấn mạch, khuyên uống nhiều nước không có nghĩa là bạn cứ cố uống liên tục, vượt quá lượng nước mà cơ thể cần. Điều này không những không mang lại lợi ích phòng ngừa bệnh, mà còn có thể gây hại.

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, nếu uống nước quá nhiều mà thải ra ít hơn, nó sẽ gây ra phù, thậm chí ngộ độc nước, vì vậy, phải uống nước một cách khoa học.

Cơ thể cần khoảng 8 cốc nước/ngày, bạn có thể chia các giờ uống sau đây và nhớ lịch để uống. Làm được việc này, bạn sẽ không còn lo việc uống nước sai cách.

Cốc nước đầu tiên: 8:00

Đừng vội vàng ăn sáng, việc đầu tiên sau khi ngủ dậy là bạn nên uống một chút nước muối loãng để làm sạch ruột, sau đó uống một cốc nước ấm để bảo vệ dạ dày, và cuối cùng không quên ăn sáng.

Cốc nước thứ hai: 9:00

Buổi sáng khi bắt đầu làm việc, đừng quên uống một cốc nước, một mặt nó có thể làm cho bạn làm sảng khoái, tỉnh táo, mặt khác bạn cũng có thể đánh thức hệ thần kinh não, nâng cao hiệu quả làm việc.

Cốc nước thứ ba: 11:30

Làm việc chăm chỉ suốt buổi sáng, đến trước giờ ăn trưa, bạn nhớ uống một cốc nước, để tránh việc bụng quá đói ăn ngay những thực phẩm cứng sẽ không tốt. Cốc nước này sẽ làm ẩm đường ruột, giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Cốc nước thứ tư: 13:30

Ăn trưa là rất quan trọng, nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải, khoảng 80% no thì dừng lại, trừ không gian cho dạ dày hoạt động, không tạo ra gánh nặng lớn lên hệ tiêu hóa. Đây là lúc bạn nên uống thêm 1 cốc nước để thúc đẩy tiêu hóa.

Cốc nước thứ năm: 15:30

Giữa ca làm việc buổi chiều, nếu không uống trà hay cà phê, bạn nên bổ sung một cốc nước, tăng cảm hứng tinh thần làm việc, đồng thời bổ sung nước như một cách "tưới" cho các tế bào.

Cốc nước thứ sáu: 17:30

Một ngày làm việc kết thúc, trước khi tan sở bạn nhớ uống một cốc nước ấm, giảm bớt sự mệt mỏi do công việc gây ra.

Cốc nước thứ bảy: 19:00

Thời điểm này là đỉnh cao của sự trao đổi chất, hãy nhớ uống một cốc nước ấm, thúc đẩy cơ thể giải độc.

Cốc nước thứ tám: 20:15

Hai giờ trước khi đi ngủ hãy uống một cốc nước, có thể ngăn ngừa sự phát sinh các cục máu đông.

Cuối cùng, TS Huệ gợi ý rằng tất cả mọi người cần dựa vào nhu cầu nước của bản thân để đáp ứng đầy đủ. Tùy theo độ tuổi, có chơi thể dục thể thao hay không, khí hậu và vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về nước. Chẳng hạn như mùa đông lạnh, cơ thể con người tự nhiên cần ít nước hơn so với mùa hè nóng.

Đồng thời, nên chủ động uống nước, nếu việc thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm tăng độ nhớt máu, gây ra bệnh tim mạch và mạch máu não, do đó đừng đợi đến khi khát nước mới uống.

Nếu bạn để đến mức có cảm giác khát khô cổ, thì sẽ làm cho cơ thể bị thiếu nước gây ra các rối loạn cân bằng muối khoáng, gây ra đau dạ dày, đường ruột, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.

Theo Trí Thức Trẻ