Vì sao sau sinh, không ít sản phụ bị loạn thần?

Loạn thần sau sinh là bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình thai sản.

Theo TS Dương Minh Tâm, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, rối loạn tâm thần sau sinh là một mã bệnh gồm nhiều bệnh khác nhau, có ba nhóm bệnh chính thường gặp hơn ở người sau sinh: Rối loạn loạn thần sau sinh, trầm cảm sau sinh và một số phản ứng nhất thời sau sinh. Ngoài ra còn nhiều hành vi rối loạn khác, mức độ thường nhẹ hơn.

Vì sao sau sinh, không ít sản phụ bị loạn thần?

"Lời nhắn" trên bậc cầu thang người mẹ trẻ ở Thạch Thất, Hà Nội đã viết lại khi giết con đẻ của mình mới 33 ngày tuổi.

Loạn thần sau sinh là bệnh lý liên quan trực tiếp đến quá trình thai sản. Quá trình thai sản có thể là nguyên nhân trực tiếp, bệnh nhân có tổn thương, thay đổi về mặt hormone, nhiễm độc… cơ thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ, biểu hiện triệu chứng loạn thần.

Hoặc trường hợp thứ 2 là bệnh nhân tiềm ẩn có triệu chứng loạn thần trước đó nhưng không biểu hiện. Trong quá trình thai nghén, sinh đẻ làm biến đổi trong cơ thể người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho một biểu hiện nào đó bộc lộ, bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng loạn thần. Trong đó, có các hành động do triệu chứng loạn thần chi phối.

TS Tâm cho biết, bệnh loạn thần sau sinh có nhiều mức độ khác nhau. Nhưng cốt lõi phụ thuộc vào nội dung mà triệu chứng loạn thần mắc phải.

Ví dụ, người bệnh có hoang tưởng là có ai đó rình rập theo dõi giết mình, thì người bệnh sẽ tìm người đó, tiêu diệt người đó trước, trước khi người đó ra tay, hoặc trốn tránh …

Một loại nữa là ảo giác nghe có nhiều tiếng nói, nội dung xui khiến mình làm gì đó: giết con, ăn cắp, đốt nhà… thì bệnh nhân lại làm theo nội dung bị xui khiến đó, gọi là hành động theo giao dịch ảo giác chi phối.

Trong trường hợp ở Thạch Thất, Hà Nội, theo TS Tâm, phải thăm khám trực tiếp hay bằng phải theo dõi gíam định pháp y mới kết luận chính xác được bệnh nhân mắc rối loạn loạn thần sau sinh, trầm cảm sau sinh hay một số phản ứng nhất thời sau sinh.

Biểu hiện nào để người khác cần chú ý, giúp đỡ?

Thường dễ phát hiện. Cần so sánh trước đây – bây giờ, tước giai đoạn bình thường ăn ngủ ra sao, tính cách, phản ứng sinh hoạt, nếp sinh hoạt, sự phù hợp hài hoà như thế nào. Khi bệnh lý thì thay đổi như thế nào, thường họ sẽ ngủ ít hơn, có những hành động, thái độ, ngôn ngữ và cảm xúc thay đổi nhiều so với trước.​..

Theo giadinh