Việc bầu Đức bán cao su cho đối tác Trung Quốc có khả thi?

Nếu không được phê duyệt phương án tái cơ cấu nợ, HAGL sẽ bán 20.000 ha cao su tại Lào cho một số đối tác Trung Quốc lấy 8.000 tỷ đồng trả nợ. Tuy nhiên việc này có khả thi?

Thông tin được chú ý nhất tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được tổ chức vào ngày 15/9 vừa qua là phát biểu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) về việc tập đoàn này có thể bán 20.000 ha cao su tại Lào.

Khó khả thi nếu tính bài toán kinh doanh

Tính đến cuối tháng 6/2016, HAGL có gần 13.000 tỷ đồng là chi phí đầu tư vào cao su và cọ dầu. Trong đó đã trồng được 38.428 ha cao su và 28.000 ha cọ dầu tại Lào và Campuchia. 

Tập đoàn hiện đang vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được khai thác mủ.

Diện tích 20.000 ha cao su mà công ty của bầu Đức có ý định bán nằm tại tỉnh Attapeu, Lào. Từ vị trí này có thể nhìn sang tỉnh Kon Tum của Việt Nam, cũng là vị trí của ngã ba ông Dương giữa Việt Nam – Lào – Campuchia. Vì vậy thông tin này lập tức tạo ra những ý kiến trái chiều do có ý kiến lo ngại vấn đề nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng.

Câu hỏi đặt ra là nếu HAGL có ý định bán thật sự thì xét về phương diện kinh doanh có khả thi hay không.

Việc bầu Đức bán cao su cho đối tác Trung Quốc có khả thi?

Hầu hết các tài sản có giá trị đã được HAGL thế chấp ngân hàng. Ảnh minh họa.                           

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu từ cao su của HAGL chỉ là 15 tỷ đồng trong khi chi phí lên tới 19 tỷ đồng, kinh doanh dưới giá vốn. Hiện HAGL hầu như không khai thác cao su dù hàng ngàn héc ta đã có thể cạo mủ vì khai thác là lỗ.

Trên thị trường thế giới, giá cao su giao kỳ hạn tháng 10/2016 có giá khoảng 1.650 USD/tấn. Trong khi đó, HAGL đầu tư vào cao su từ năm 2011 – 2012, lúc này giá cao su đang cao chót vót ở mức 4.000 – 5.000 USD/tấn, tương ứng với gấp 4 lần giá hiện nay.

Thời điểm đó, HAGL và các ngân hàng chủ nợ cho tập đoàn này vay vốn không nghĩ là các khoản đầu tư vào cao su của mình lại có thể lỗ khi giá thành sản xuất chỉ khoảng 1.200-1.300 USD/tấn mủ cao su đã chế biến.

Theo Phương Diệp (Zing)