Vứt quần áo bẩn trên giường có ngày cả nhà bị nhiễm trùng vì 'thủ phạm' này

Nhiều người có thói quen khi vừa đi làm về thay quần áo và vứt luôn lên giường điều này cực kỳ nguy hiểm vì những “thủ phạm” không ngờ.

Quần áo bẩn là nơi "tiềm ẩn" nhiều rệp giường nhất

Theo một nghiên cứu thuộc Đại học Sheffield (Anh), chính đống quần áo bẩn tích trữ vứt chỏng chơ trên giường càng khiến cho số lượng rệp giường ngày 1 sinh sôi nảy nở và lộng hành hơn.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trong 2 phòng có nhiệt độ giống nhau. Trong mỗi căn phòng chứa rệp, họ để 4 chiếc quần áo - 2 chiếc dơ bẩn và 2 chiếc quần áo sạch sẽ.

Vứt quần áo bẩn trên giường có ngày cả nhà bị nhiễm trùng vì 'thủ phạm' này

 Thói quen vứt quần áo bẩn trên giường vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Cùng với đó, 1 trong 2 căn phòng sẽ được tăng lượng CO2 để mô phỏng hơi thở của con người. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong phòng dù lượng CO2 ở mức thấp hơn thì những chú rệp vẫn tấn công đống quần áo bẩn nhiều hơn quần áo sạch.

Còn ở trong phòng có lượng CO2 nhiều hơn, các con rệp ngoài việc tìm đến đống quần áo bẩn, chúng còn tản mạn khắp nơi tìm "mồi" để hút máu. Điều này cho thấy, mùi cơ thể người trên quần áo bẩn được ví như 1 chất kích thích khiến các con rệp "tăng động" tìm kiếm mồi nhiều hơn.

Chính vì thế, Tiến sĩ William Hentley, người đứng đầu cuộc nghiên cứu chia sẻ rằng: "Dù nhà cửa sạch sẽ đến mấy nhưng vẫn không thể ngăn được sự xuất hiện của rệp giường". 

Cần biết rằng, rệp vô cùng thông minh khi hút máu ta. Đầu tiên, chúng tạo 1 chất gây mê khiến bạn không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Sau đó, chúng sẽ hút máu bạn đến no nê, gấp vài lần kích thước của chúng. Quá trình này kéo dài khoảng 3 -10 phút. Rệp cũng thải phân ngay sau khi hút máu, khiến vết cắn có thể bị sưng đỏ, ngứa ngáy, nếu bạn gãi nhiều dễ khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Với những bạn da dữ có thể bị nổi bóng nước, chảy máu, phản ứng dị ứng da nặng, phát ban lan rộng... nữa cơ. Vì thế, khi phát hiện vết máu trên chăn, gối, hay đốm đen trên nệm, quần áo bẩn... đây có thể là dấu tích phân của rệp. Và bạn cần tổng vệ sinh toàn bộ đệm, giường, chiếu, quần áo tránh để loại bỏ trước khi chúng làm tổ tại đó.

Dấu hiệu bị rệp cắn và cách phát hiện

Rệp chủ yếu hoạt động vào ban đêm khi con người đang ngủ. Chúng ăn bằng cách đâm mỏ dài xuyên qua da và hút máu trong khoảng 3 - 10 phút đến khi no căng rồi lặng lẽ bỏ đi. Một điều kì lạ và thú vị chính là rệp có thể sống sót trong 1 năm mà không ăn gì. 

Không giống triệu chứng giời leo ở mắt cá chân, rệp cắn ở bất kì vùng da hở nào khi bạn ngủ. Vì vết cắn không có đốm đỏ ở giữa như vết bọ chét cắn nên vết rệp cắn đôi lúc bị nhầm lẫn với vết muỗi đốt.

Sau khi bạn ngủ dậy mà phát hiện mình bị vết đốt ngứa như trên, có hai khả năng xảy ra là muỗi đốt và rệp cắn. Để nhận dạng có phải rệp cắn không, hãy kiểm tra những dấu hiệu sau:

Vết máu trên chăn hoặc vỏ gối của bạn. Hoặc xuất hiện đốm đen trên tấm nệm, quần áo ngủ, trên tường – đây có thể là phân của rệp. Ngoài ra những nơi có dấu hiệu của phân rệp, trứng rệp hoặc vùng da chết. Đặc biệt, nơi rệp trú ẩn sẽ tỏa ra mùi mốc. 

Khi phát hiện nên bít chặt những vết nứt, mối nối ở đầu giường, khung giường. Cần bỏ ngay thói quen để quần áo bẩn lên giường, và thường xuyên dọn dẹp chăn, màn, gối sạch sẽ để rệp giường không có cơ hội trú ngụ.

Theo vietq