Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

Hiện nay, tình trạng thực phẩm không nguồn gốc đang khiến tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên phức tạp...

Trong số đó, sự xuất hiện của các loại gia vị “3 không” như: hạt nêm, bột ngọt… được bày bán trên thị trường đang sẵn sàng đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Trước vấn đề này, hôm nay (23/3) Báo Người Tiêu Dùng đã tổ chức buổi tọa đàm “Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không rõ nguồn gốc”. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ trong chương trình “Thực phẩm sạch - sức khỏe Việt” do Báo Người Tiêu Dùng tổ chức.

Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

Toàn cảnh tọa đàm Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

Tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của: Ông Nguyễn Văn Khuê, Trưởng Cơ quan Đại diện Phía Nam Báo Người Tiêu Dùng kiêm Trưởng Ban tổ chức chiến dịch Thực phẩm sạch - Sức khỏe Việt; ông Nguyễn Thành Danh, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương; Bác sĩ CK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Thống Nhất và cùng các doanh nghiệp, đại diện siêu thị và rất nhiều người tiêu dùng đã tham gia buổi tọa đàm này.

Hiện nay, trên thị trường loại gia vị “3 không” gồm: không nhãn mác, không hạn sử dụng và cũng không nguồn gốc xuất xứ - hiện đang được bày bán tràn lan tại các chợ, không chỉ ở vùng nông thôn mà cả những đô thị lớn. Và với mức giá rẻ hơn so với các sản phẩm của các thương hiệu lớn từ 2-3 lần, các loại gia vị này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Trước đó, với mong muốn giúp người tiêu dùng nắm bắt thông tin, nâng cao nhận thức về tác hại của các loại thực phẩm “bẩn”, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cũng như thúc đẩy các cơ quan nhà nước thực thi trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Người Tiêu Dùng và Công ty Truyền thông sự kiện 360 (FC Việt) đã phối hợp tổ chức chiến dịch “Thực phẩm sạch - Sức khỏe Việt”.

Thông qua chiến dịch này, các chiến sĩ tình nguyện của chiến dịch đã trược tiếp tuyên truyền, vận động người các tiểu thương, doanh nghiệp tham gia hưởng ứng chiến dịch tại 60 chợ truyền thống và hơn 10.000 nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn TP.HCM và đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.

Chính vì vậy, buổi Tọa đàm “Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc” chính là lúc các các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chức năng cùng có dịp ngồi lại thảo luận về vấn nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc đang được bày bán tràn lan cũng như có những chia sẻ của các chuyên gia, đại diện siêu thị, chợ kêu gọi tiểu thương tẩy chay gia vị thực phẩm không rõ nguồn gốc và cam kết bán sản phẩm chính hãng.

Nhân sự kiện này, các doanh nghiệp cũng sẽ có dịp giới thiệu đến buổi tọa đàm về Sản xuất và kinh doanh gia vị thực phẩm sạch - bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cùng với đó sẽ ghi nhận thông tin Chỉ đạo của Ban An toàn thực phẩm về việc triển khai kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm sạch an toàn.

Ông Nguyễn Anh Khuê, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Báo Người Tiêu Dùng, cho biết Báo Người Tiêu Dùng với vai trò là diễn đàn, là nhịp cầu kết nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Từ nhiều năm qua, Báo Người Tiêu Dùng luôn nỗ lực phấn đấu với mục tiêu mang lại lợi ích thiết thực dành cho người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, vì cộng đồng. Những phấn đấu, nỗ lực đó được ghi nhận trực tiếp thông qua ấn phẩm Báo Người Tiêu Dùng giấy (phát hành 2 số/ tuần) và báo điện tử, cập nhật thông tin liên tục sống động về sản phẩm sạch, sức khỏe Việt.

Không dừng lại ở việc thể hiện, phản ánh quan điểm tiêu cực trong các ấn phẩm báo chí của mình, Báo Người Tiêu Dùng còn đẩy mạnh các hoạt động thực tế, chương trình, chiến dịch hành động vì người tiêu dùng như: Từ những kết quả tích cực đã đặt được và phản hồi tốt đẹp từ người tiêu dùng trong cả nước, Báo Người Tiêu Dùng vinh dự khi trở thành nơi gửi trao niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp cả nước.

Tiếp nối những thành công đó, hôm nay (23/3), Báo Người Tiêu Dùng sẽ tiếp tục sứ mệnh đấu tranh vì ATVSTP, đảm bảo sức khỏe tốt và an toàn cho người tiêu dùng bằng chương trình Tọa đàm: “Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc”.

Với vai trò là đơn vị tổ chức, ông Khuê mong rằng tất cả mọi người cùng chung tay vì mục tiêu ATVSTP và sức khỏe cộng đồng. Loại bỏ các loại gia vị trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường trước khi nó đến tay người tiêu dùng.

Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương

Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết, ông vô cùng cảm ơn và vinh hạnh được ban tổ chức tạo điều kiện để trao đổi cùng nhau về vấn đề an toàn thực phẩm.

Đây là dịp vô cùng quý giá, để cơ quan chức năng và người tiêu dùng có thể cho ý kiến, phản biện về an toàn thực phẩm. Trong vấn đề thực phẩm bẩn thì gia vị bẩn cũng đang được người tiêu dùng quan tâm. Bởi nó có vai trò quan trọng trong từng bữa ăn của gia đình.

Nói về vấn đề này, ông Danh cho biết nói về trên địa bàn Bình Dương thì trong vấn đề gia vị, ông đề cập sâu hơn đến nước chấm gia vị. Theo ông Danh, có 2 vấn đề xảy ra với hàng giả là: Một là giá rẻ nhưng chất lượng không tốt, quá trình sản xuất/sang chết sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị ảnh hưởng; Hai là mua hàng giả rồi mạo các thương hiệu nổi tiếng rồi bán.

Ông Danh cũng cho biết, ở Bình Dương trong năm qua cũng bắt khá nhiều vụ liên quan đến hàng giả, không rõ nguồn gốc như bột ngọt, bột nêm, sa tế, nước chấm… Hàng giả chủ yếu là do mua ở chợ, không kiểm soát được chất lượng. Ông Danh cũng cho biết do truyền thông tốt nên tình hình thực phẩm giả và bẩn cũng đã giảm.

Pháp luật hiện nay còn nhiều vấn đề trong việc kiểm tra VSATP. Trong khi đó, từ trước đến nay, các bộ ngành quản lý chồng chéo lên nhau giữa Bộ Y tế, Bộ Công thương… Ông Danh hy vọng ban An toàn vệ sinh thành lập có thể làm thống nhất quản lý, tránh bị chồng chéo trong quá trình kiểm tra thực phẩm.

Việc giải đáp thắc mắc thông tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp… các cơ quan phân công quản lý không rõ ràng dẫn đến việc tư vấn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp không rõ ràng… Cùng một loại sản phẩm vi phạm, nhưng các đơn vị quản lý trước đó không ai dám chịu trách nhiệm về thông tin trong việc trấn an tâm lý của người tiêu dùng.

Cần có sự phân công cụ thể để khi có sự cố phải có cơ quan chức năng đại diện ra thông báo người dân. Chúng ta phải có một người đứng ra tuyên truyền với người dân về các sự kiện không rõ ràng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi chờ đợi Ban VSATTP sẽ cản tiến được vấn đề này.

Đối với tổ chức chính trị, xã hội: nhà nước cần phải giao trách nhiệm rõ rằng, để các hội có thể công bố thông tin rõ ràng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang thiếu kiến thức pháp luật, thiếu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nạn nhân của sự lừa đảo, thực phẩm bẩn. Ngại tố cáo, khiếu nại; nhà sản xuất: Chậm đổi mới, không áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất…

Lực lượng truyền thông hiện nay có cả tích cực và tiêu cực, thông tin một chiều, có cả thông tin không trung thực. Truyền thông phải có sự kết hợp cùng các cơ quan chức năng triển khai nội dung về tiêu cực.

Tầm quan trọng của việc kinh doanh gia vị thực phẩm đối với sức khỏe

BSCK 2 Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho rằng, gia vị thực phẩm hay phụ gia thực phẩm được sử dụng rất phổ biến trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm. Do vậy, phụ gia thực phẩm rõ ràng là có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, cụ thể là người tiêu dùng.

Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

BSCK 2 Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

Việc hiểu rõ những lợi ích của phụ gia thực phẩm cũng như những tác hại không mong muốn khi sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ có hành động đúng từ khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm nhằm mục đích mang lại sự hài lòng tốt nhất cho người tiêu dùng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Phụ gia thực phẩm là một chất khác hơn là thực phẩm, hiện diện trong thực phẩm là kết quả của một số mặt: sản xuất, chế biến, bao gói, tồn trữ, các chất này không bao gồm các chất bẫn bị nhiễm vào thực phẩm.

Nói về tác hại của gia vị thực phẩm đối với sức khỏe, BSCK 2 Dương Thị Kim Loan cho rằng, nếu sử dụng phụ gia không thuộc danh mục phụ gia cho phép sử dụng của Bộ Y tế, sẽ gây hại cho sức khỏe: ngộ độc cấp tính, mạn tính, gây bệnh ung thư, đột biến gen, quái thai, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận… Nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin…

Để có thể sử dụng các loại gia vị trong thực phẩm, chúng ta nên chọn các loại thực phẩm đến từ thiên nhiên.

BSCK 2 Dương Thị Kim Loan lưu ý: Tác hại của hạt nêm “3 không” gần đây báo chí liên tục nhắc đến, đó là loại hạt nêm không rõ nhãn mác, không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ. Hạt nêm “3 không” được bày bán khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, giá rất rẻ nhưng bên của những hạt nêm trôi nổi này sẽ là mối nguy tiềm tàng đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Những phụ gia này không rõ thành phần, được sản xuất trong những điều kiện không an toàn, quy trình đóng gói thủ công, nguy cơ nhiễm những tạp chất độc hại cho sức khỏe, dễ hút ẩm, là mồi tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh, làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường của đường ruột, làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, viêm loét đại tràng, ung thư… tác hại không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhà kinh doanh, người tiêu dùng sẽ chọn lựa phụ gia thực phẩm như thế nào giúp an toàn cho sức khỏe? Phụ gia thuộc danh mục cho phép của Bộ Y tế Việt Nam. Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi đóng gói, vận chuyển, sử dụng. Không kinh doanh, sử dụng các phụ gia trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Việc kinh doanh phụ gia thực phẩm là vô cùng quan trọng, do bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Với vai trò là người làm trên lĩnh vực y tế, chăm sóc, sức khỏe con người, BSCK 2 Dương Thị Kim Loan hy vọng những nhà kinh doanh phụ gia thực phẩm sẽ có tầm nhìn bao quát, hiểu biết đầy đủ về lợi ích cũng như những nguy hại của việc sử dụng phụ gia không an toàn. B

SCK 2 Dương Thị Kim Loan mong các nhà kinh doanh phải làm sao kinh doanh hiệu quả, giữ vững đạo đức kinh doanh. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, chiến lược kinh doanh hiệu quả đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc.

Xóa nạn kinh doanh gia vị thực phẩm không nguồn gốc

Người tiêu dùng hỏi thế nào để phân biệt hàng thật hàng giả

BSCK 2 Dương Thị Kim Loan cho rằng: "Tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm, người tiêu dùng cần phải làm sao lựa chọn các sản phẩm uy tín, làm sao chúng ta có thể dử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe… Việc đảm bảo an toàn tốt nhất cho người tiêu dùng khi sử dụng phụ gia thực phẩm.

Liên quan không chỉ ở khâu kinh doanh, mà quan trọng ở khâu sản xuất, chế biến, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và quan trọng hơn hết vẫn là người tiêu dùng, cần có sự hiểu biết về phụ gia thực phẩm, từ đó sẽ có quyết định chọn lựa phụ gia thực phẩm hợp lý.

Tiêu chí hàng đầu là an toàn cho sức khỏe, bên cạnh là những tiêu chí về cảm quan, ngon miệng, sự phong phú chủng loại, giá thành. Người tiêu dùng nên chọn phụ gia thực phẩm, các hạt nêm từ những thương hiệu có uy tín trên thị trường, sản phẩm phải có nhãn mác rõ ràng, còn hạn sử dụng. Mỗi người chúng ta đều hướng tới một mục tiêu chung là “Tất cả vì sức khỏe cộng đồng”, nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc"

Theo Mai Thoa - Đức Hùng/Người tiêu dùng