8 năm cay đắng trong tù không làm "bạc" tiếng hát Lộc Vàng



Những ai yêu và say mê với những bản tình ca lãng mạn, trữ tình của thời kỳ đầu Tân nhạc, hẳn đều nhớ đến cái tên Lộc Vàng.

Sở dĩ có tên gọi như vậy theo giải thích của ông Nguyễn Văn Lộc là, ngày xưa, những thứ quý người ta thường nói “quý như vàng” và những nhạc sĩ đặt nền móng cho nền Tân nhạc thời kỳ đầu cũng được ưu ái gọi là nhạc vàng, chứ không phải nhạc vàng theo cách hiểu đương thời. Và cái tên “Lộc Vàng” gắn liền với ông từ đó.

8 năm cay đắng trong tù không làm

Mấy hôm nay, ông vui lắm vì giấc mơ của mình đã được thực hiện. Ông kể: Ban đầu cuốn hồi ký “Cung đàn số phận” là do giáo sư Phạm Toàn chắp bút, nhưng sau đó do tuổi cao, sức khỏe không được tốt, ông đã không thực hiện được... Thật may mắn tôi lại gặp nhà báo Phạm Kim Dung và chị đã thực hiện được giấc mơ của tôi đó là nói lên sự thật cuộc đời mình.

8 năm cay đắng trong tù không làm

Quán cà phê ca nhạc của nghệ sĩ Lộc Vàng.

Mặc dù đôi khi tôi nghĩ nỗi oan thì ký ức nó sẽ mãi ở bên, nó ngấm ngầm ẩn sâu trong lòng. Tuy nhiên là con người sống bằng chiều sâu tâm hồn và khi nghĩ những bản nhạc xưa giờ đã trở thành những bài ca đi cùng năm tháng.

Những nhạc sĩ tôi yêu mến, bảo vệ họ ngày nào giờ được tôn vinh, mặc dù bản thân tôi lý lịch mang vết nhọ chưa thể xóa nhòa, song tôi vẫn vui vì những đớn đau mình phải chịu ít nhiều có ý nghĩa với cuộc đời này và mọi chuyện hãy để lịch sử sẽ phán xét, bởi mỗi một giai đoạn lịch sử  người ta đều có những cách nhìn khác nhau về văn hóa, nghệ thuật, trong đó có âm nhạc.Quá khứ đau khổ tôi trải qua đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh bởi tôi đã bảo tồn được cả nền tảng âm nhạc trước năm 1954.

Hát như để trả nợ cuộc đời

Vèo một cái, bài hát “Chuyển bến” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh đã gắn với ông như một định mệnh cuộc đời. Và cũng tròn đúng 49 năm (2017) ông lại đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn và hát “Chuyển bến”. Ông bảo có những người sợ quá khứ, không dám nhắc lại, nhưng với ông thì: “Tôi không quên quá khứ, bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại. Ôn lại quá khứ để thấy nghị lực và giá trị sống hôm nay.

Trở lại thánh đường Nhà hát Lớn, cầm chiếc micro cất tiếng hát, mọi giác quan trong tôi bị đánh thức bởi những cảm xúc mãnh liệt dội về thật khó tả. Tôi hát và chỉ muốn thêm một lần nữa chứng minh sự trường tồn của một dòng nhạc đã nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc và sự quyết tâm bảo vệ dòng nhạc ấy của tôi là đúng đắn”.

8 năm cay đắng trong tù không làm

Âm nhạc, tình yêu vượt qua bão táp cuộc đời

Chẳng có lần nào trò chuyện mà ông không nhắc đến vợ, chẳng có khí nào bước lên sân khấu hát mà ông không hát tặng vợ ông ít nhất một bài.  Ông kể, quen biết cô Mai (vợ ông) từ 1965, đến 1967 khi tình yêu chớm nở chẳng được bao lâu thì năm 1968 ông bị bắt. Hiệp định Pari được ký kết, ông được giảm án tù trước 2 năm và ra tù năm 1976. Trong suốt 8 năm bặt vô âm tín,ông cũng không ngờ cô Mai vẫn một lòng chung thủy chờ đợi.

Mỗi lần nhắc đến ông lại rưng rưng nhớ lại những kỷ niệm về người vợ quá cố đã từng chữa những chiếc quần của mình cho người yêu mặc và chấp nhận một người đi tù như ông. Ông kể lại quãng đời cay đắng: “8 năm cay đắng trong tù chưa dừng lại ở đó, năm 1979 - 1980, theo lời bạn bè tôi vào Quy Nhơn làm bánh mì kiếm tiền về cưới vợ.

Việc hàng ngày tôi phải ra trình diện khu phố, Mai thay tôi mang giấy tờ lên Sở Công an trình báo, rồi Mai đã phải chịu liên lụy bỏ luôn sự nghiệp của mình là một diễn viên của Đoàn Tuồng trung ương về bán bún đậu kiếm sống để bảo vệ hạnh phúc cuả mình vì cô ấy tin ở người chồng sắp cưới".

Năm 1981 hai người tổ chức đám cưới và năm 1982 con trai đầu lòng ra đời. Cuộc sống khó khăn, ông ở rể trong căn nhà chỉ có 9m2 ở 128 Bùi Thị Xuân.

Năm 1991, tai họa tiếp tục ập đến với gia đình ông khi vợ chồng nhà hàng xóm mâu thuẫn đánh nhau, người vợ sợ quá chạy vào nhà ông ẩn nấp, người chồng vác dao xông vào chém chết người vợ tại chỗ. Mẹ vợ ông trong lúc can ngăn cũng bị chém gãy đùi, con trai ông khi đó 9 tuổi cũng bị một vết chém ngang lưng phải khâu tới tận 31 mũi. Gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ…

<img alt="8 năm cay đắng trong tù không làm &quot;bạc&quot; tiếng hát Lộc Vàng" bac"="" tieng="" hat="" loc="" vang="" hinh="" anh="" 5"="" title="8 năm cay đắng trong tù không làm " bạc"="" tiếng="" hát="" lộc="" vàng="" hình="" ảnh="" data-cke-saved-src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-02/8-nam-cay-dang-trong-tu-khong-lam-bac-tieng-hat-loc-vang-5.jpg" src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-02/8-nam-cay-dang-trong-tu-khong-lam-bac-tieng-hat-loc-vang-5.jpg" style="width: 500px; height: 370px;">

Năm 1992, vợ ông sinh đứa con thứ 2, do sức khỏe yếu lại mất máu khi sinh và viêm phổi, 20 ngày dùng kháng sinh liều cao, vợ ông bị xơ gan và qua đời không lâu sau đó. Khi ấy, ông cũng chỉ muốn đi theo vợ nhưng rồi những câu nói và sự hy sinh của vợ, nhìn thấy con còn nhỏ dại cần sự chăm sóc… đấy là động lực mạnh nhất để ông tồn tại.

Và đến giờ, mỗi khi ai đó nhắc đến quá khứ luôn khiến ông rưng rưng khi nhớ về người vợ cả một đời tần tảo hy sinh vì chồng, con. Ông bảo: “Những lúc vui nhất là khi tôi nhớ vợ nhiều nhất, những lúc hát say sưa cũng là vì đó là những bài hát mà vợ tôi rất thích. Mỗi khi có một bài báo viết về mình, tôi lại về bên mộ vợ tôi đọc cho bà ấy nghe. Tôi biết bà ấy vẫn ở bên tôi và các con cho dù âm dương cách biệt”.

Tôi từng nói với bạn bè: quá khứ của tôi đã bị bôi bẩn, như gương mặt tôi bị bôi nhọ đen xì, nhưng giờ đây, khi cuốn hồi ký: “Cung đàn số phận” được xuất bản, nghĩa là tôi đã được rửa mặt. Người rửa mặt cho tôi là nhà báo Phạm Kim Dung. Tôi biết ơn vì điều đó - nghệ sĩ Lộc Vàng.

Theo DanViet