Ăn nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Duke-NUS (Duke-NUS) Singapore nhận thấy ăn nhiều thịt đỏ và thịt gia cầm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Bệnh tiểu đường được các chuyên gia y tế trên khắp thế giới coi là một “kẻ giết người thầm lặng” bởi chỉ cần một triệu chứng duy nhất phản ánh sự khởi phát của căn bệnh cũng trở thành một nguyên nhân đáng lo ngại.

Tiểu đường là một bệnh có thể di truyền và cũng có thể phát triển bởi lối sống không lành mạnh. Có rất nhiều cách và phương tiện được quy định về mặt y tế bảo đảm việc ngăn ngừa phát triển của căn bệnh được cho là “kẻ giết thầm lặng”. Những người có nguy cơ mắc bệnh ngay lập tức thường được khuyên kiểm soát chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh tiểu đường và người tiền tiểu đường là một khía cạnh rất quan trọng khi kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo khía cạnh này, một nghiên cứu đã cảnh báo cho những người thích ăn thịt và gia cầm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng đáng kể.

Ăn nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

 Thịt đỏ và thịt gia cầm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y khoa Duke-NUS (Singapore) nhận thấy tiêu thụ lượng thịt đỏ và thịt gia cầm lớn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân một phần là do hàm lượng sắt heme cao hơn trong các loại thịt này.

Koh Woon Puay, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Chúng ta không cần phải loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn kiêng. Chỉ cần giảm lượng ăn hàng ngày, đặc biệt là thịt đỏ và lựa chọn ức gà, cá, tôm sú hoặc thực phẩm protein thực vật và các sản phẩm từ sữa để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường."

Nhóm nghiên cứu đã phân tích được 63.257 người lớn độ tuổi từ 45 đến 74 trong khoảng thời gian từ 1993 đến 1998, sau đó theo dõi trung bình khoảng 11 năm.

Họ đã tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ, thịt gia cầm và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, so với những người có tỷ lệ phần trăm thấp nhất, những người ăn nhiều thịt đỏ có 23% và những người ăn nhiều thịt gia cầm có 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong khi đó, lượng cá, sò ốc không liên quan đến nguy cơ của bệnh tiểu đường.

Sự gia tăng nguy cơ liên quan đến thịt đỏ, gia cầm đã được giảm đi bằng cách thay thế chúng bằng cá, sò ốc.

Nghiên cứu cũng khảo sát sự liên quan giữa hàm lượng sắt heme trong chế độ ăn từ tất cả các loại thịt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sau khi điều chỉnh hàm lượng sắt heme trong chế độ ăn uống, mối liên hệ giữa thịt đỏ và bệnh đái tháo đường vẫn còn tồn tại, cho thấy các hóa chất khác có trong thịt đỏ có thể chịu trách nhiệm về sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

"Những phát hiện này khẳng định khuyến cáo của HPB về việc tiêu thụ thịt đỏ ở mức độ vừa phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các nguồn protein khác nhau, bao gồm các chất thay thế lành mạnh hơn thịt đỏ như cá, đậu phụ", Annie Ling, Phòng Nghiên cứu và Giám sát cho biết.

An Nhiên

Theo vietq