Bọt xuất hiện khi sục ozone vào thịt không phải là hóa chất bị phá hủy!

Trước câu hỏi về việc sục thịt xuất hiện các bọt khí, cặn của thịt, đó có phải là hoá chất được đánh bật ra từ thịt hay không? nhà sản xuất cùng các chuyên gia đều cho rằng bọt khí đó là do protein của thịt và khí ozone tác dụng với nhau mà thôi.

Bọt xuất hiện khi sục ozone vào thịt không phải là hóa chất bị phá hủy!

Các hoá chất trong thuốc trừ sâu không thể phá huỷ khi sục ozone

Không thể dùng ozone phá huỷ các hợp chất

Ngày 19/9, Công ty CP Đầu tư và ứng dụng công nghệ cao HCT (Công ty HCT) đã tiến hành buổi toạ đàm về khả năng của máy ozone trong khử khuẩn, khử hoá chất và ảnh hưởng như thế nào lên sức khoẻ con người.

Phía công ty HCT cho rằng thông tin máy ozone ảnh hưởng đến sức khoẻ và không phá huỷ được hoá chất đã gây hiểu nhầm, hoang mang đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng tới kinh doanh của công ty.

Chính vì vậy, công ty đã mời các giáo sư đầu ngành về hoá học, toán học đến dự buổi họp báo như GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu - Nhà giáo nhân dân- Phó chủ tịch hội đồng khoa học TP. Hà Nội, GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị - Nguyên giảng viên cao cấp- viện phó viện Vật lý kỹ thuật- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (cha đẻ của công nghệ BKozone), GS Bùi Chương – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, GS Đỗ Minh Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, GS Lê Quốc Minh - Viện Hàn Lâm KHVN, TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch hội Dinh dưỡng Việt Nam…

GS Lê Quốc Minh, Viện Hàn Lâm KHVN, tâm sự: Có người nói với ông rằng chỉ có người Việt Nam và người Trung Quốc sử dụng máy ozone để làm sạch thực phẩm. Song đây là quan điểm hơi phiến diện bởi theo kinh nghiệm và tìm hiểu của ông, máy sục ozone đã được rất nhiều nơi trên thế giới sử dụng. 

Bản thân ông Minh yên tâm khi sử dụng máy ozone, nhất là khi sục ăn rau sống. 

Cùng quan điểm, Giáo sư Diệu cũng khẳng định nhà ông sử dụng máy ozone để sục, nhất là rau sống. 

Còn về câu hỏi máy ozone có tiêu diệt được hoá chất hay không, GS Diệu cho rằng máy ozone với công suất như thế này thì chỉ được một giới hạn nhất định nào đó chứ không thể trông chờ toàn bộ.

"Trong hướng dẫn sử dụng có nhắc đến khử khuẩn cho rau quả, nước, ngũ cốc trước khi ăn; làm sạch nước, giặt khăn, xúc miệng, khử mùi. Những công dụng của nó vừa phải nên không xử lý được chất hoá học tổng hợp như thuốc bảo vệ thực vật.

Tôi, với danh nghĩa là nhà hoá học hữu cơ và đã tham gia nhiều hội thảo khoa học, trong đó có loại chất phải sử dụng nồng độ cao và thời gian kéo dài. Riêng dioxin thì nó trơ vô cùng tận, rất bền dù có yếu tố benzen nhưng vẫn rất khó phá huỷ” –GS Diệu cho biết.
Ngay những hợp chất có tác dụng rất đặc biệt, tính oxy hoá mạnh như ozone chỉ đủ sức phá các liên kết không đồng nhất như C-O hoặc C- N nhưng nếu liên kết C- C hay trong các vòng thơm rất khó phá huỷ nên không thể dùng ozone phân huỷ được hết các tạp chất.

Do đó, GS Diệu cho rằng, chỉ khi nào ăn rau sống nên dùng ozone, còn những cái khác thì chỉ có vai trò nhất định, chưa thể làm được nhiều chức năng đánh bật hoá chất như quảng cáo.

Bọt xuất hiện khi sục thịt không phải là hóa chất bị phá hủy

Mặc dù quảng cáo là 99% đánh bật chất tăng trọng, chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên trước câu hỏi về việc sục thịt xuất hiện các bọt khí, cặn của thịt, đó có phải là hoá chất được đánh bật ra từ thịt hay không? nhà sản xuất cùng các chuyên gia đều cho rằng đó là bọt khí do protein của thịt và khí ozone tác dụng với nhau mà thôi. 

Bọt xuất hiện khi sục ozone vào thịt không phải là hóa chất bị phá hủy!

Bọt khí xuất hiện là do protein của thịt và khí ozone tác dụng với nhau mà thôi

Đối với thịt, cá, ozone chỉ có tác dụng khử mùi và không nên sử dụng quá lâu vì có thể làm biến đổi các hợp chất protein trong thịt. Thậm chí, có vị GS còn nhấn mạnh nếu chúng ta sục ozone quá lâu “chẳng còn thịt mà ăn”.

Trước nỗi lo ảnh hưởng đến sức khoẻ của máy ozone, GS Diệu cho rằng người dân lo lắng về tác dụng phụ là đương nhiên. Nhưng hiện nay nghiên cứu thật nghiêm túc, có lý giải rõ ràng về ozone chưa không có. 

Sau khi đọc tài liệu của công ty HCT về máy ozone, TS Nguyễn Văn Khải – Ông già ozone cho rằng, nhà sản xuất bỏ quên đi NO2 và các hoá chất mới sau phản ứng hóa học giữa ozone và hóa chất bám trên thực phẩm. 

Bản chất của hoá học là chất A + B = AB chứ không thể phá huỷ hoàn toàn, bay hơi lên là xong. Các loại thuốc trừ sâu đang dùng hiện nay, ví dụ quả cà chua sử dụng cả 6 – 7 hoá chất, người ta không biết chất nào và khi máy ozone sục vào nó thành chất thứ 3 là chất gì? Vậy chất thứ 3 này vẫn còn là câu hỏi lớn cần các nhà nghiên cứu trả lời.

Ngoài ra, TS Khải cho rằng dù hàm lượng khí Ni tơ được giải thích khó phân huỷ hơn oxy nên sục ozone,  nguyên tử ni tơ không bị phá vỡ liên kết, điều này không đúng bởi nguyên tử oxy khi bị phá vỡ hoàn toàn có thể kết hợp với ni tơ trong không khí thành NO2. 

Dù ngưỡng an toàn của N02 cao hơn O3 nhưng nó lại có hàm lượng quá lớn 7/1 so với ozone thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

Theo P.Thuý (Infonet)