Cách kiểm tra buồng trứng còn khỏe mạnh không, mẹ nào chuẩn bị có bầu thì đọc ngay

Như tất cả các bộ phận trên cơ thể, buồng trứng cũng có tuổi và bị lão hóa. Dưới đây là cách kiểm tra buồng trứng có khỏe mạnh không chị em nào cũng cần biết, nhất là các mẹ chuẩn bị mang bầu.

Cách kiểm tra chất lượng trứng ở phụ nữ để thụ thai sẽ cho biết chất lượng trứng mạnh hay yếu đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng. Để nâng cao khả năng thụ thai khi đang muốn có con nhanh thì các mẹ bầu tương lai cần phải kiểm tra chất lượng trứng của mình để kịp thời phát hiện những nguy cơ có cách khắc phục hiệu quả.

Cách kiểm tra buồng trứng còn khỏe mạnh không, mẹ nào chuẩn bị có bầu thì đọc ngayf

Suy buồng trứng sớm là gì?

Buồng trứng phụ nữ bình thường sẽ rụng 1 trứng trong 1 tháng. Trong cuộc đời người phụ nữ, buồng trứng có thể rụng đến 400 trứng. Buồng trứng không thể rụng trứng sẽ dẫn đến vô sinh. Chứng viêm, giảm tiết hormone, có thể dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng và thậm chí suy buồng trứng sớm. Một số phụ nữ khoảng 30 tuổi đã bị giảm nang trứng dẫn đến không thể rụng trứng.

Chất nhầy cổ tử cung

Chất nhầy cổ tử cung chính là dấu hiệu cho thấy hoạt động của buồng trứng có khỏe mạnh hay không. Hầu hết các chấy nhầy trên đồ lót của chị em đều là chất nhầy cổ tử cung, hay còn gọi là glycoprotein. Chất nhầy này bị thay đổi bởi lượng estrogen trong cơ thể.

Buồng trứng khỏe mạnh

Thông thường các buồng trứng khỏe mạnh thường bài tiết ra chất nhầy cổ tử cung dẻo, trong suốt, không có tạp chất hay không có mùi lạ.

Dấu hiệu suy buồng trứng sớm

1. Kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh nguyệt ít, thời gian kinh nguyệt ngắn hoặc thậm chí vô kinh

2. Da khô, thiếu đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn

3. Tóc, lông nách, lông mu rụng đáng kể

4. Khả năng tiết dịch của âm đạo giảm, có cảm giác đau đớn khi quan hệ

5. Căng thẳng liên tục, mất ngủ, hay quên, suy nghĩ quá mức.

Để buồng trứng khỏe mạnh, chị em nên chú ý những điều sau đây:

- Bổ sung sắt trong những ngày "đèn đỏ": Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể có thể mất đi một lượng lớn nguyên tố sắt mà sắt lại bổ sung dinh dưỡng cho buồng trứng. Do đó, trong thời gian này, chị em nên ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu sắt như nội tạng động vật để giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn.

- Bổ sung sản phẩm từ đậu nành: Protein thực vật có trong đậu nành giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày ăn một miếng đậu phụ nhỏ là đủ vì nạp quá nhiều protein thực phẩm, đồng thời gia tăng gánh nặng cho thận. Tuy nhiên, ăn đậu phụ luộc sẽ tốt hơn đậu phụ rán bởi vì trong dầu ăn dùng để rán đậu có chứa các axit béo không bão hòa, sẽ phá hủy hoạt tính của protein thực vật, làm giảm tác dụng của protein.

- Hạn chế dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau gây ức chế thần kinh não, uống trong thời gian dài sẽ làm “mê hoặc” trung khu não, tốc độ “ra chỉ thị” của não tới buồng trứng chậm, hoạt tính của buồng trứng cũng suy giảm theo.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh bị ảnh hưởng bởi các bức xạ máy tính vì bức xạ máy tính sẽ ảnh hưởng tới chất lượng buồng trứng, nhất là khi bạn sử dụng gần vùng bụng. Bức xạ máy tính bảng ít hơn rất nhiều so với máy tính để bàn, muốn tránh tối đa bức xạ máy tính, cách tốt nhất là nạp điện tốt cho máy tính bảng, rút nguồn điện, dùng pin để làm việc.

Theo phunusuckhoe

*Xem thêm:

Phát hiện sớm ung thư cần làm các xét nghiệm nào?

Theo thống kê, năm 2015, Việt Nam có 150.000 ca mắc ung thư, 75.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện, điều trị, phẫu thuật sớm vẫn có thể loại bỏ khối u và ngăn tái phát ung thư tới 90%.

Theo PGS.TS. Nguyễn Nghiêm Luật - nguyên Trưởng Bộ môn Hóa - Sinh, Trường đại học Y Hà Nội, một số loại ung thư có thể biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý như ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng, nên có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.

Dưới đây là một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư:

1. Xét nghiệm máu, nước tiểu

Phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng.

Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.

Một xét nghiệm máu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư như xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; xét nghiệm kháng nguyên CA 125 - một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu giúp phát hiện ung thư buồng trứng; xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày...

Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính.

Phát hiện sớm ung thư cần làm các xét nghiệm nào?

Sinh thiết xét nghiệm ung thư vú.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư bao gồm: chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể, đồng thời phát hiện ra các bất thường, chẳng hạn như khối u.

Phương pháp PET-CT là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư, cả ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc.

Ngoài ra, thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có những phương pháp điều trị hiệu quả.

3. Sinh thiết

Sinh thiết là một xét nghiệm chẩn đoán ung thư được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì nó cung cấp kết quả chính xác nhất.

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết sau khi làm một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán chẳng hạn như Xquang, CT,... và đã xác định được khối u.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một số mô và quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.

4. Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu

Xét nghiệm tủy có nhiều phương pháp để xác định các dạng ung thư máu, bao gồm: xét nghiệm Immunophenotyping; xét nghiệm tế bào di truyền; xét nghiệm dịch não tủy.

Phương pháp này giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy.

Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.

5. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư.

Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng xét nghiệm ThinPrep Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung.

ThinPrep Pap là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các chất liệu cổ tử cung thu lượm không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm, được xử lý bằng máy ThinPrep để làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động.

Xét nghiệm ThinPrep Pap có khả năng phát hiện các tổn thương biểu mô tế bào vảy, những thay đổi tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tốt hơn nhiều so với xét nghiệm Pap smear thông thường.

6. Nội soi đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư gặp khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó nam và nữ đều có thể mắc phải, đây là loại ung thư đứng hàng thứ 5 sau ung thư: phổi, dạ dày, gan, vú.

Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi trên 50, kể cả những người không có triệu chứng.

Trong đó nội soi đại trực tràng ống mềm là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết (hoặc cắt bỏ polyp đại trực tràng) để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng mô bệnh học.

Theo suckhoedoisong