Cấm kỵ 'cho vào miệng' những thực phẩm này ngày Tết

Không phải thực phẩm tươi sống nào cũng an toàn thậm chí còn có tác dụng ngược lại ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Sứa sống chứa độc tố

Thông tin trên báo Kinh tế Đô thị, sứa khi còn sống chứa rất nhiều nước, thịt sứa rất dày và chứa nhiều độc tố. Chất độc chỉ có thể được tiết ra ngoài khi ngâm qua ba lần trong nước muối và phèn. Khi đó thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Sứa chỉ nên sử dụng khi thịt sứa trở nên dai hơn, và không bị chảy nước khi bóp mạnh vào thịt.

Cấm kỵ 'cho vào miệng' những thực phẩm này ngày Tết

 Sứa chứa độc vì vậy đây là thực phẩm nguy hiểm nếu ăn sống. Ảnh minh họa

Mộc nhĩ tươi

Nếu ăn mộc nhĩ tươi, da chúng ta rất dễ bị mẩn ngứa, phù nề và nghiêm trọng hơn là hoại tử da nếu đi ra nắng. Mộc nhĩ khô là thực phẩm đã qua phơi nắng, các chất độc đã được loại bỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên ngâm trong nước.

Rau muối dưa

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn rau muối dưa trong vòng 4 tiếng sau khi ngâm. Nếu không, bạn chỉ nên ăn chúng sau vài ngày.Nguyên nhân là vì rau dưa sau khi làm 4 tiếng sẽ sinh ra nhiều nitrit gây ra các triệu chứng bầm tím của tình trạng thiếu oxy, ngoài ra nó còn kết hợp với các amin thực phẩm để tạo các nitrosamine gây ung thư.

Các loại rau cải

Bắp cải, cải bruxen, cải xanh, súp lơ và một số loại rau họ cải khác có thể tốt với hầu hết mọi người khi ăn sống. Tuy nhiên, một số người dễ bị đầy hơi, khó tiêu khi hấp thụ đường trong các loại rau này. Hàm lượng đường sẽ dễ hấp thụ hơn khi nấu chín. Ngoài ra, những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn rau cải sống do chúng có chứa chất ức chế tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thịt lợn, thịt gà

Zing News dẫn thông tin từ Huffington Post, thịt lợn có chứa nhiều giun sán, vi khuẩn… Nếu không được nấu chín, nó có thể truyền kí sinh trùng vào cơ thể, gây nhiều tác dụng phụ khó chịu.

Cấm kỵ 'cho vào miệng' những thực phẩm này ngày Tết

Thịt lợn là thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu chế biến chưa chín kỹ. Ảnh minh họa

Giống như thịt lợn, thịt gà có nguy cơ cao gây hại cho cơ thể nếu ăn sống. Vì vậy, bạn cần đảm bảo thịt gà phải được nấu chín ít nhất ở 165 độ C. Lưu ý, bạn không nên rửa thịt gà trước khi nấu vì nước có thể làm bắn vi khuẩn từ thịt gà ra xung quanh.

Trứng

Mặc dù cung cấp nhiều protein, trứng sống có chứa nhiều khuẩn salmonella, gây hại cho sức khỏe nếu không được nấu chín, đặc biệt là lòng đỏ. Ngoài ra, người bị ngộ độc trứng có thể bị chuột rút, tiêu chảy và sốt cao…

Các loại đậu

Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao. Đây là hóa chất độc hại gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị. Bạn có thể nấu chín đậu bằng cách ngâm chúng trong nước ít nhất 5h, bỏ nước, sau đó đun sôi cho tới khi đậu mềm.

Khoai tây

Theo Đại học Utah (Mỹ), khoai tây, đặc biệt khoai tây xanh, có nồng độ cao chất độc gây nguy hiểm, solanine. Khi ăn khoai tây còn sống, chất độc này sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề dạ dày. Ngoài ra, tinh bột trong khoai tây sống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đầy hơi. Bởi vậy, bạn cần hạn chế những rủi ro này bằng cách nấu chín khoai tây như nướng, hấp, xào…

Theo Vietq